Lazada của nước nào? Có nên bán hàng qua Lazada không?

Nếu bạn đang kinh doanh buôn bán online thì chắc chắn không xa lạ với sàn TMĐT Lazada. Có thể bạn đang là nhà bán hàng của Lazada nhưng có thể bạn chưa biết rằng Lazada của nước nào, Lazada bắt nguồn từ đâu. Vậy bài viết này chúng ta sẽ tìm hiểu về Lazada của nước nào và có nên bán hàng trên Lazada không nhé!

>>> Xem thêm: Cuộc đua giữa Shopee và Lazada mùa dịch Covid-19 tại Việt Nam

Lazada của nước nào?

Sàn TMĐT Lazada thuộc Lazada Group, là một công ty thương mại điện tử quốc tế của Đức được thành lập vào năm 2012 bởi Maximilian Bittner với sự hỗ trợ của Rocket Internet. Lazada Group là nền tảng thương mại điện tử hàng đầu Đông Nam Á, có mặt tại sáu quốc gia: Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore, Thái Lan và Việt Nam. 

Hoạt động cho tới năm 2015 thì được tập đoàn Alibaba của tỷ phú Jack Ma mua lại và thương vụ cũng được hoàn tất trong năm 2015. Cho tới nay thì Lazada vẫn là thuộc quyền sở hữu của tập đoàn Alibaba Trung Quốc. Đến tháng 9/2019, Lazada group tuyên bố đây là nền tảng thương mại điện tử hàng đầu ở Đông Nam Á với hơn 50 triệu người mua hàng hoạt động hàng năm. 

>>> Xem thêm: Hướng dẫn xử lý đóng gói đơn hàng Lazada đảm bảo đúng quy định

Mô hình kinh doanh của Lazada

Lazada đóng vai trò là làm người trung gian cho hoạt động mua bán online giữa doanh nghiệp/ nhà bán hàng và người mua. Việc làm trung gian giữa người mua và người bán sẽ giúp Lazada thu về một khoản hoa hồng nhỏ từ mỗi đơn hàng của người bán. Lazada cũng đảm bảo cung cấp những dịch vụ tốt nhất dành cho cả người bán và người mua, để trở thành sàn TMĐT uy tín chất lượng. 

Lazada mang lại quy trình thanh toán đơn giản, nhiều lựa chọn, cùng với đó là dịch vụ vận chuyển và chăm sóc khách hàng chuyên nghiệp nhất.

>>> Xem thêm: Lazada hỗ trợ khách hàng đẩy sản phẩm trên sàn hoàn toàn miễn phí

Có nên bán hàng qua Lazada không?

Ưu điểm khi bán hàng trên Lazada

Một trong những ưu điểm khi bán hàng trên Lazada là phần trăm hoa hồng khá hấp dẫn dành cho chủ cửa hàng, lên đến 10% cho các mặt hàng thời trang, 5% cho thiết bị điện tử và đến 8% cho các dòng sản phẩm khác. 

Một ưu điểm khi bán hàng trên Lazada chính là sản phẩm của bạn sẽ được tiếp cận với lượng khách hàng truy cập sàn TMĐT này mỗi ngày.

>>> Xem thêm: Tất cả những điều cần biết về Flash Sale Lazada

Chưa kể, hoạt động mở gian hàng và đăng bán sản phẩm là hoàn toàn miễn phí, người bán hàng trên Lazada sẽ chỉ mất phí nếu sử dụng các dịch vụ hỗ trợ khác của Lazada như Flashsale, đẩy sản phẩm,… Đây là một thuận lợi đáng kể cho nhà kinh doanh đặc biệt là những người kinh doanh online. 

Bên cạnh đó, hệ thống hậu cần và chăm sóc khách hàng, bảo mật thông tin cực kỳ tốt. Khi các doanh nghiệp hay cá nhân bán hàng trên Lazada thì phải có đảm bảo về chất lượng hàng hoá nên không cần đi giới thiệu xuất xứ sản phẩm (trừ ngành gia dụng và điện tử). Chủ shop còn được đăng tải số lượng sản phẩm không giới hạn lên Seller Center.

Hạn chế khi bán hàng qua Lazada

Một hạn chế khiến người bán cảm thấy hơi “đau đầu” với Lazada đó chính là tình trạng thanh toán chậm trễ cho các shop. Mặc dù đơn hàng đã hoàn thành quy trình giao nhưng việc thanh toán tiền không diễn ra ngay lúc đó mà phải đi theo quy định của Lazada. Bên cạnh đó thì quy trình đăng ký và bán hàng không hề đơn giản, cần phải thông qua các loại giấy tờ có liên quan đến doanh nghiệp và sản phẩm cũng là một cản trở ngăn cản chủ doanh nghiệp và cá nhân tham gia bán hàng. 

Cuối cùng, Lazada đưa ra mức phạt khá nặng cho người bán hàng với những lỗi như không giao hàng cho hãng vận chuyển đúng hạn, hết hàng, không cập nhật tồn kho,… Rất nhiều trường hợp khi khách đặt hàng thì chủ shop mới phát hiện là hết hàng, thời gian chờ quá lâu nên không có hàng kịp giao cho khách và đành phải chịu mức phạt khá cao của Lazada. 

Có nên bán hàng qua Lazada?

Trong trường hợp cá nhân và doanh nghiệp cần xoay vòng vốn nhanh thì nên cân nhắc việc bán hàng qua Lazada. Bạn có thể cảm thấy quá tải khi luôn cần lượng SKU lớn vì nếu không giao hàng sau 48 tiếng từ lúc có đơn hàng thì sẽ phải đối mặt với mức phạt 200.000 vnđ trên mỗi đơn hàng.

Trường hợp nếu tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu đạt mức 15-20% và nhà bán hàng có nguồn vốn ổn định, nguồn hàng dồi dào cũng như có thể trao đổi với Lazada về điều khoản thanh toán. Lúc này bạn sẽ có thể đẩy mạnh mở rộng thị trường với Lazada nhằm thu lợi nhuận để phát triển bền vững hơn. Do đó, cả doanh nghiệp và cá nhân bán hàng qua Lazada sẽ có được nhiều lợi ích từ sàn TMĐT này.

Khi bán hàng trên Lazada, người bán nên chú trọng đến khâu kiểm soát đơn hàng, hàng hóa để có thể quản lý tốt nhất, tránh tình trạng vừa mất tiền phạt, vừa giảm uy tín của shop. Hiện nay, trên thị trường có một số phần mềm quản lý bán hàng đa kênh có thể giúp doanh nghiệp, cá nhân kinh doanh quản lý được đơn hàng, số lượng hàng tồn kho từ nhiều kênh khác nhau rất hiệu quả.

Có thể bạn quan tâm:

>>> Hướng dẫn tạo chương trình Flash Sale trên Omisocial

>>> Những điều cần biết về bán hàng Lazada Quốc tế

>>> Hướng dẫn xử lý đóng gói đơn hàng Lazada đảm bảo đúng quy định

Bài viết mới nhất

Bạn có 15 ngày sử dụng miễn phí khi đăng ký Omisell và hoàn tiền bất kỳ lúc nào bạn muốn.