Trí tuệ nhân tạo AI tác động như thế nào đến thương mại điện tử?

Trí tuệ nhân tạo (AI) đã có tác động đáng kể đến nhiều ngành công nghiệp khác nhau, bao gồm cả tài chính, chăm sóc sức khỏe và cả lĩnh vực thương mại điện tử. Các doanh nghiệp không áp dụng AI có thể gặp khó khăn trong việc cạnh tranh với các đối thủ và có nguy cơ theo sau thị trường trong tương lai. 

Đại dịch COVID-19 đã dẫn đến sự gia tăng việc áp dụng trí tuệ nhân tạo AI trong các hoạt động khác nhau của doanh nghiệp. Người ta dự đoán rằng chi tiêu cho công nghệ trí tuệ nhân tạo AI sẽ đạt 97,9 tỷ USD vào năm 2023. Ngày nay, trí tuệ nhân tạo AI đã trở thành một phần thiết yếu trong cách chúng ta mua sắm và kinh doanh trực tuyến, giúp các thương hiệu và nhà bán lẻ tương tác với khách hàng, theo dõi xu hướng, cung cấp trải nghiệm được cá nhân hóa và đưa ra quyết định kinh doanh tốt hơn. 

Ứng dụng trí tuệ nhân tạo AI vào thương mại điện tử

Dưới đây là những tác động của trí tuệ nhân tạo AI đến thương mại điện tử trong năm 2023.

1. Tăng tìm kiếm bằng giọng nói và mua sắm điều khiển bằng giọng nói

Trong những năm gần đây, việc sử dụng tìm kiếm bằng giọng nói và mua sắm bằng giọng nói đã gia tăng đáng kể nhờ việc áp dụng rộng rãi các trợ lý giọng nói AI như Alexa, Siri và Google Assistant. Vào năm 2020, khoảng 27% người mua sắm đã sử dụng trợ lý giọng nói để mua hàng trực tuyến, tạo ra doanh thu khoảng 40 tỷ đô la chỉ riêng ở Vương quốc Anh và Hoa Kỳ. 

Sử dụng trợ lý giọng nói AI để mua sắm
Sử dụng trợ lý giọng nói AI để mua sắm

Khi người tiêu dùng trở nên quen thuộc hơn với việc sử dụng trợ lý giọng nói AI, công nghệ hỗ trợ mua sắm bằng giọng nói dự kiến ​​sẽ tiếp tục được cải thiện, đặc biệt là thông qua việc sử dụng công nghệ xử lý ngôn ngữ tự nhiên (NLP), cho phép phản hồi chính xác hơn đối với các truy vấn bằng giọng nói phức tạp, cuối cùng công nghệ trí tuệ nhân tạo AI mang lại trải nghiệm mua sắm liền mạch và hiệu quả hơn. 

2. Trải nghiệm mua sắm trực quan và thu hút hơn

Trí tuệ nhân tạo (AI) đã giúp người tiêu dùng dễ dàng thực hiện các giao dịch mua hàng trực tuyến với hình dung rõ ràng hơn bằng cách cung cấp trải nghiệm mua sắm trực quan và thu hút hơn. Thông qua việc sử dụng AI trực quan và thực tế tăng cường (AR), các thương hiệu và nhà bán lẻ có thể cung cấp dịch vụ thử quần áo, sản phẩm làm đẹp ảo hoặc lớp phủ 3D của đồ nội thất để cho thấy nó trông như thế nào trong một không gian. 

Trong những năm tới, chúng ta có thể mong đợi thấy nhiều doanh nghiệp thương mại điện tử kết hợp với các tùy chọn tìm kiếm trực quan, công cụ AR/VR nâng cao để đưa ra đề xuất dựa trên sở thích cá nhân của khách hàng. 

Sử dụng AI trực quan để tăng trải nghiệm mua sắm

Những trải nghiệm mua sắm trực quan được hỗ trợ bởi trí tuệ nhân tạo AI cũng sẽ đóng một vai trò quan trọng trong thương mại xã hội. Các nền tảng thương mại xã hội như Facebook và TikTok cũng đầu tư vào việc cải thiện khả năng nhận dạng và đề xuất sản phẩm giúp khách hàng khám phá sản phẩm nhanh và chính xác hơn. 

3. Tăng cơ hội bán thêm và bán chéo

Trí tuệ nhân tạo AI mang đến cho các thương hiệu và nhà bán lẻ cơ hội cạnh tranh thông qua việc sử dụng các phương pháp dự đoán chính xác, thông minh hơn để bán thêm và bán chéo. Ví dụ: công cụ đề xuất dựa trên trí tuệ nhân tạo AI nâng cao có thể cung cấp các đề xuất có liên quan về các sản phẩm tương tự hoặc sản phẩm bổ sung dựa trên cả các hoạt động của khách hàng trong quá khứ và cả các hoạt động trong phiên hiện tại. 

Nghiên cứu đã chỉ ra rằng trí tuệ nhân tạo AI giúp tăng hiệu quả trong hoạt động bán hàng, với 63% người dùng điện thoại thông minh có nhiều khả năng mua hàng hơn từ các trang web hoặc ứng dụng dành cho thiết bị di động cung cấp cho họ các đề xuất sản phẩm phù hợp.

Ngoài việc đưa ra đề xuất, các công cụ AI có thể giúp các thương hiệu và nhà bán lẻ tối ưu hóa hoạt động bán hàng Thương mại điện tử của họ bằng cách điều chỉnh thứ tự kết quả tìm kiếm và vị trí của các chương trình khuyến mãi cho từng khách truy cập.

4. Sử dụng AI để phân tích dữ liệu thời gian thực tốt hơn nhằm tối ưu hóa hoạt động

Các thương hiệu và nhà bán lẻ có tư duy tiến bộ có thể cải thiện việc quản lý chuỗi cung ứng, phân loại hàng tồn kho của họ bằng việc sử dụng trí tuệ nhân tạo AI trong phân tích dữ liệu kinh doanh để tìm ra sản phẩm nào đang bán chạy và nhu cầu về mặt hàng nào ít.

Dữ liệu phân tích có thể được thu thập trong thời gian thực khi khách hàng truy cập vào website của thương hiệu và các kênh khác, đồng thời công nghệ machine learning AI (học máy) có thể cung cấp thông tin chi tiết hữu ích về các sản phẩm nào cần tập trung bán hàng, sản phẩm nào cần có các chương trình giảm giá và các khuyến mãi. 

Điều này mang lại lợi ích cho cả khách hàng, bằng cách tối ưu trải nghiệm mua sắm của họ, giảm thiểu việc khách hàng gặp tình trạng hết hàng. Thương hiệu sẽ giảm được chi tiêu cho các mặt hàng không liên quan và không gian nhà kho cho các sản phẩm bán chậm.

Trí tuệ nhân tạo AI giúp phân tích dữ liệu kinh doanh
Trí tuệ nhân tạo AI giúp phân tích dữ liệu kinh doanh

5. Doanh số bán hàng trực tiếp đến người tiêu dùng tăng lên

Việc áp dụng trí tuệ nhân tạo AI đã mang đến cho các thương hiệu và nhà bán lẻ nhỏ hơn cơ hội vượt trội trong việc tạo ra trải nghiệm khách hàng tốt nhất có thể, ngay cả khi đối mặt với sự cạnh tranh từ các nhà bán lẻ lớn như Amazon và Walmart. 

Bằng cách sử dụng trí tuệ nhân tạo AI, việc cá nhân hóa mọi khía cạnh trong hành trình của khách hàng trở nên dễ dàng và nhanh chóng hơn, đặc biệt đối với các công ty có sản phẩm chuyên biệt và cơ sở dữ liệu về khách hàng trung thành. Điều này sẽ giúp thương hiệu có sự hiểu biết sâu sắc hơn khách hàng của họ và tạo ra trải nghiệm phù hợp với sở thích cá nhân của người mua sắm. 

Đây là lý do tại sao việc các thương hiệu tiếp cận trực tiếp với người tiêu dùng dự kiến sẽ tiếp tục phát triển trong năm nay và hơn thế nữa. 

6. Phòng chống gian lận thương mại điện tử hiệu quả hơn

Mua sắm trực tuyến trở nên phổ biến hơn, gian lận thương mại điện tử cũng gia tăng, dẫn đến sự phát triển của các nền tảng sửa lỗi và ngăn chặn gian lận dựa trên trí tuệ nhân tạo AI. Các công nghệ này có thể tự động phát hiện các đơn đặt hàng gian lận, địa chỉ giả mạo và các thông tin đáng ngờ khác được sử dụng để hoàn tất giao dịch và nó cũng giúp doanh nghiệp đánh giá mức độ rủi ro của các giao dịch.

Trí tuệ nhân tạo AI có thể phân biệt các giao dịch mua hợp pháp với các giao dịch gian lận, bao gồm cả những giao dịch gian lận mà thông thường con người không phát hiện ra. Với các lợi ích đến từ công nghệ AI như xử lý dữ liệu theo thời gian thực, kết quả nhất quán, phân tích hành vi và khả năng bảo vệ gian lận thương mại điện tử, nó chắc chắn sẽ trở nên phổ biến hơn nữa trong tương lai.

Sử dụng AI trong phòng chống gian lận thương mại điện tử

7. Giải pháp hỗ trợ Mobile Commerce

Doanh số bán hàng của mobile commerce (thương mại di động) dự kiến ​​sẽ tiếp tục tăng, với dự đoán rằng đến năm 2024, sẽ có hơn 187 triệu người mua sắm trên thiết bị di động ở Hoa Kỳ, chiếm hơn một nửa dân số. Do đó, có khả năng thương mại di động sẽ trở thành kênh chính của mua sắm trực tuyến, đặc biệt đối với những khách hàng muốn tìm hiểu, so sánh giá cả và thanh toán khi đang di chuyển. 

Các thương hiệu và nhà bán lẻ có thể hưởng lợi từ việc tối ưu hóa các công cụ mua sắm trên thiết bị di động do trí tuệ nhân tạo AI hỗ trợ, trong đó công cụ tìm kiếm bằng hình ảnh trực quan cũng trở nên phổ biến.

Bằng cách cho phép khách hàng tải lên hình ảnh và tìm kiếm các mặt hàng có hình ảnh tương tự, các thương hiệu và nhà bán lẻ có thể hướng họ đến các sản phẩm phù hợp nhất, điều này có thể đặc biệt hữu ích khi khách hàng xuất hiện nhu cầu về một mặt hàng khi họ nhìn thấy trên phương tiện truyền thông xã hội hoặc các nền tảng trực tuyến khác.

Kết luận: Trí tuệ nhân tạo AI đang đóng một vai trò quan trọng trong việc định hình tương lai của thương mại điện tử. Nó đang trở thành một phần thiết yếu của các doanh nghiệp thương mại điện tử, giúp các doanh nghiệp đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng và đạt được mục tiêu kinh doanh.

Bằng cách tự động hóa và tối ưu trải nghiệm mua sắm trực tuyến, đồng thời tập trung vào các lĩnh vực chính như sản phẩm đa kênh, ngăn chặn gian lận, tạo ra công cụ mua sắm trên thiết bị di động, các thương hiệu có thể kết nối tốt hơn với khách hàng và cung cấp cho họ những sản phẩm và trải nghiệm tốt hơn.

Nguồn: eGrove Systems

Đọc thêm: 11 xu hướng thương mại điện tử B2B năm 2023

Bài viết mới nhất

Bạn có 15 ngày sử dụng miễn phí khi đăng ký Omisell và hoàn tiền bất kỳ lúc nào bạn muốn.