Xu hướng kinh doanh qua Thương mại điện tử 2023

Thương mại điện tử là một hình thức kinh doanh ngày càng trở nên phổ biến với nhà bán hàng và người mua. Tuy nhiên, bối cảnh kinh tế cũng như nhu cầu, thị hiếu của người mua luôn không ngừng thay đổi, chính vì vậy là nhà kinh doanh thương mại điện tử trong thời đại số cũng phải liên tục cập nhật các xu hướng và thay đổi để phù hợp với nhu cầu khách hàng hiện nay. 

1. Thương mại điện tử là gì?

Thương mại điện tử (E-commerce) là quá trình thực hiện các hoạt động kinh doanh thông qua các phương tiện điện tử. 

Nói một cách dễ hiểu thì thương mại điện tử là quá trình mua bán hàng hóa hoặc dịch vụ qua đường truyền điện thoại, mạng máy tính hoặc các phương tiện điện tử khác. 

2. Tình hình thị trường thương mại điện tử hiện nay

2.1. Cơ hội và thách thức của thương mại điện tử năm 2023

Thương mại điện tử không ngừng phát triển kể từ khi ra đời cho đến nay. Năm 2022, thương mại điện tử Việt Nam đứng thứ 5 thế giới về tốc độ tăng trưởng đạt xấp xỉ 20%. Thương mại điện tử đã trở thành kênh phân phối quan trọng và tạo động lực chuyển đổi trong nền kinh tế số ở Việt Nam.

Bên cạnh những cơ hội phát triển thì năm 2023 cũng có không ít khó khăn không chỉ với thương mại điện tử mà còn cả với nền kinh tế toàn cầu. Tình hình kinh tế thế giới năm 2023 được dự báo là bất ổn và cạnh tranh nhiều hơn. Ngân hàng thế giới mới đây cũng hạ mức dự báo về tăng trưởng kinh tế toàn cầu từ 3% xuống 1,7%. 

2.2. Những nền tảng thương mại điện tử phổ biến tại Việt Nam

Các trang thương mại điện tử đã không ngừng ra đời và phát triển. Tại Việt Nam, 4 ứng dụng thương mại điện tử Shopee, Lazada, Tiki và Tiktok Shop là phổ biến nhất và liên tục cạnh tranh nhau để vươn lên vị trí cao hơn trong lĩnh vực thương mại điện tử. 

Ngoài 4 sàn thương mại điện tử trên cũng có rất nhiều trang thương mại điện tử khác mới nhưng vẫn có tiềm năng cạnh tranh với các trang thương mại điện tử lớn như Sendo, Thế giới di động…

3. Lợi ích thương mại điện tử đem lại

3.1. Đem lại cho doanh nghiệp cơ hội chuyển đổi cơ cấu

Thương mại điện tử đặt ra yêu cầu cho các công ty phải nhanh chóng chuyển đổi công nghệ mới và những cơ hội thử nghiệm những sản phẩm hay dây chuyền mới sao cho phù hợp và đáp ứng nhu cầu thị trường.

Quá trình thích ứng này cũng gắn liền với những thay đổi trong hoạt động chiến lược, cách thức kinh doanh của doanh nghiệp cũng như cơ cấu tổ chức. Doanh nghiệp sẽ phải nhanh chóng nắm bắt công nghệ. Các công nghệ mới đòi hỏi doanh nghiệp phải có phương pháp quản lý mới, chiến lược mới và những thay đổi về nhân sự và hệ thống thông tin, cuối cùng dẫn đến sự thay đổi về cơ cấu, tổ chức công ty.

3.2. Tăng lợi thế cạnh tranh

Thương mại điện tử có thể giúp các doanh nghiệp vừa và nhỏ có thể cạnh tranh với các doanh nghiệp lớn bởi vì thương mại điện tử tạo ra môi trường bình đẳng cho các doanh nghiệp cho phép các doanh nghiệp dễ dàng cung cấp cho khách hàng sự hiện diện toàn cầu trên cơ sở là mạng Internet.

Số lượng khách hàng cũng tăng lên đáng kể và cũng mở rộng hơn về địa lý, đối tượng khách hàng từ đó doanh thu cũng tăng. Tuy nhiên, để có thể phát triển bền vững thì doanh nghiệp vẫn phải đảm bảo chất lượng, giá cả sản phẩm và dịch vụ đến khách hàng.

3.3. Thương mại điện tử giúp doanh nghiệp thu thập thông tin của khách hàng, thị trường và đối tác kinh doanh

Thông qua thương mại điện tử, doanh nghiệp có thể tìm hiểu thị trường, đối thủ cạnh tranh, những đối tác tiềm năng và khách hàng một cách dễ dàng hơn. Doanh nghiệp có thể nhìn vào các sản phẩm, dịch vụ, doanh số bán hàng của doanh nghiệp mình và đối thủ cạnh tranh để phân tích và nắm bắt tốt hơn về tình hình của thị trường. Tương tự như vậy, doanh nghiệp cũng dễ dàng tìm kiếm được các đối tác tiềm năng thông qua sự hiện diện của họ trên Internet và trên các nền tảng thương mại điện tử.

Những thông tin thu thập được từ phía khách hàng đặc biệt quan trọng vì nó chính là cơ sở để doanh nghiệp cải thiện và phát triển phù hợp hơn với nhu cầu khách hàng. Trong thương mại truyền thống, các doanh nghiệp phải cố gắng thu thập thông tin của khách hàng thông qua các cuộc điều tra, thu góp ý của khách hàng,…Còn đối với thương mại điện tử, việc đó trở nên dễ dàng hơn, doanh nghiệp có thể thu thập những thông tin đó thông qua hành trình khách hàng, lịch sử mua hàng và các đánh giá trực tiếp trên Internet. 

4. Xu hướng kinh doanh thương mại điện tử 2023

Đối mặt với nhiều thách thức cũng như nhu cầu từ khách hàng, doanh nghiệp kinh doanh thương mại điện tử phải nắm bắt được những xu hướng mới nhất nếu không muốn đi chậm và tụt hậu lại phía sau.

4.1. Thanh toán trực tuyến

Ngày nay, việc thanh toán các giao dịch bằng ví điện tử ngày càng trở nên phổ biến. Các ví điện tử phổ biến nhất tại Việt Nam hiện nay là Shopeepay, VNpay, Momo, Zalopay,…

Các trang thương mại điện tử hiện nay cũng liên kết với rất nhiều loại ví điện tử và ngân hàng khác nhau. Khách hàng hoàn toàn có thể thanh toán nhanh chóng bằng phương thức thanh toán trực tuyến.

Cùng với sự phát triển của các ví điện tử thì hình thức mua trước trả sau cũng trở thành xu hướng tại Việt Nam năm 2023. Theo thống kê cho thấy thì đến 60% người tiêu dùng đã sử dụng dịch vụ mua trước trả sau. Các ví điện tử cũng như các loại thẻ tín dụng hiện nay cho phép người dùng mở các ví trả sau và trả góp trong một khoảng thời gian xác định. 

4.2. Thương mại điện tử qua mạng xã hội

Việc khách hàng tìm kiếm thông tin trên các trang mạng xã hội như Instagram và Facebook đã trở thành thói quen của họ mỗi lần mua hàng và có thể họ cũng mua ngay trực tiếp trên các trang mạng xã hội này.Tuy nhiên, quá trình này cũng có nhiều bất tiện vì khách hàng phải nhắn tin và thanh toán chuyển khoản đến người bán. Để cải thiện tình trạng đó, rất nhiều doanh nghiệp đã liên kết các trang mạng xã hội với các trang thương mại điện tử để khách hàng có thể mua hàng nhanh chóng và thuận tiện hơn chỉ thông qua một cái click chuột.

4.3. Thương mại di động (M-commerce)

Theo khảo sát của Statista thì thiết bị di động chiếm tới 71% lưu lượng bán lẻ và tạo ra 61% đơn đặt hàng thương mại điện tử nên xu hướng thương mại điện tử gắn liền với xu hướng điện thoại thông minh.

Điều đó đồng nghĩa với việc để phát triển thì các nền tảng thương mại điện tử nên phát triển ứng dụng trên di động. Các ứng dụng này cũng phải bắt mắt, giao diện dễ sử dụng và cung cấp nhiều tùy chọn thanh toán cho khách hàng.

4.4. Tối ưu quản lý kho và logistic

Không chỉ tập trung vào việc cải thiện chất lượng và marketing, doanh nghiệp cũng phải tối ưu hoạt động lưu kho và dịch vụ vận chuyển. Để nâng cao trải nghiệm mua sắm của khách hàng, doanh nghiệp cần phải có dịch vụ khách hàng tốt cũng như giao hàng nhanh chóng. 

Để tối ưu vận hành và logistic, doanh nghiệp cần phải có sắp xếp hợp lý cho việc lưu kho và vận chuyển nhanh nhất đến khách hàng. Việc này không chỉ tiết kiệm chi phí lưu trữ sản phẩm, chi phí vận chuyển mà còn giúp trải nghiệm khách hàng tốt hơn.

4.5. Bán hàng đa kênh

Khi mua hàng trực tiếp tại cửa hàng, khách hàng có thể sẽ phải trả mức giá cao hơn so với trực tuyến và sự bất tiện về mặt thời gian đối với khách hàng. Đối với việc mua hàng trực tuyến, khách hàng sẽ phải chờ đợi thời gian vận chuyển cũng như phải trả thêm phí vận chuyển và không được kiểm tra sản phẩm trực tiếp. Mỗi hình thức mua hàng lại có những nhược điểm nhất định.

Để khắc phục điều này bán hàng đa kênh ra đời, BOPIS (buy online, pickup in store) – đặt hàng trực tuyến và lấy hàng trực tiếp tại cửa hàng cũng ngày càng trở nên phổ biến hơn. Khách hàng có thể thực hiện đặt hàng trên các trang thương mại điện tử ở bất kỳ thời gian nào và bất kỳ đâu. Sau đó đến cửa hàng kiểm tra sản phẩm và lấy hàng trực tiếp một cách nhanh chóng mà không phải mất chi phí và thời gian vận chuyển.

Tuy nhiên, việc quản lý đa kênh cũng đòi hỏi doanh nghiệp phải có đủ nguồn lực, khả năng quản lý và cập nhật tình trạng tồn kho chính xác, liên tục. Hiểu được vấn đề đó của các doanh nghiệp, Omisell là một ứng dụng cung cấp giải pháp quản lý đa kênh hiệu quả. Bằng cách tích hợp, theo dõi tất cả các đơn đặt hàng từ các nền tảng thương mại điện tử khác nhau và cập nhật hàng tồn kho thường xuyên, chính xác.

Omisell cung cấp giải pháp quản lý đa kênh thương mại điện tử

4.6. Thương mại điện tử thông qua livestream kết hợp với các KOL, KOC

Bán hàng thông qua livestream (phát trực tiếp) thật sự bùng nổ trên thế giới vào những năm gần đây. Theo một thống kê gần đây thì tại Việt Nam, mỗi ngày có đến 70 đến 80 nghìn phiên livestream bán hàng trên các nền tảng mạng xã hội.

Các nền tảng thương mại điện tử hiện nay cũng hỗ trợ nhiều tính năng mới như phát trực tiếp chéo giữa các nền tảng, nhà bán hàng có thể cùng lúc thực hiện livestream trên nhiều trang thương mại điện tử khác nhau.

Livestream trên nhiều nền tảng của mạng xã hội như Facebook, Instagram, Tiktok hay trên các sàn thương mại điện tử trở nên hiệu quả khi nhà bán hàng được tương tác trực tiếp đến khách hàng. Việc nhà bán hàng kết hợp với các KOL, KOC lại càng thu hút khách hàng xem livestream. Họ là những người có tầm ảnh hưởng nhất định trên thị trường và ảnh hưởng mạnh mẽ đến khách hàng qua những nhận xét đánh giá khách quan và chân thực.

Tổng kết:

Không thể phủ định tầm quan trọng của thương mại điện tử trong hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp. Để có thể ngày càng phát triển và tồn tại lâu dài thì bất kỳ doanh nghiệp nào cũng phải thường xuyên cập nhật xu hướng và cải thiện hoạt động thương mại điện tử của doanh nghiệp.

Nguồn: Báo Lao động, BRANDS VIETNAM.

Đọc thêm: Chiến lược bán lẻ đa kênh 2023

Bài viết mới nhất

Bạn có 15 ngày sử dụng miễn phí khi đăng ký Omisell và hoàn tiền bất kỳ lúc nào bạn muốn.