Phân biệt POD Dropshipping với POD và Dropshipping

Đối với những người đang quan tâm đến kinh doanh online thì chắc chắn không còn xa lạ với các mô hình như POD (Print-on-Demand) và Dropshipping. Tuy nhiên có một mô hình kinh doanh khác kết hợp giữa 2 mô hình trên chính là POD Dropshipping thì không phải ai cũng hiểu đúng bản chất của nó. Vậy POD dropshipping khác gì với POD và Dropshipping? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây của Omisell nhé!

POD (Print-on-Demand), Dropshipping là gì?

POD viết tắt cho Print On Demand, là một hình thức bán hàng qua đó người kinh doanh sẽ thiết kế lên các sản phẩm và đặt in lên các sản phẩm đó khi có đơn hàng. Các sản phẩm tùy chỉnh thiết kế tương đối đa dạng, gồm: áo thun, áo hoodie, túi tote, cốc sứ, ốp lưng điện thoại, tranh in phẳng (tranh canvas), mũ, quần legging, tất,… Những sản phẩm này được thiết kế nổi bật, bắt mắt, thể hiện cá tính riêng đang được nhiều người ưa chuộng. 

Dropshipping là hình thức bán hàng không tồn kho, qua đó người bán không mua trước sản phẩm về mà đưa trước sản phẩm lên các kênh bán, chờ có đơn hàng mới đặt từ nhà cung cấp đưa đến người mua. POD là 1 hình thức được phát triển ra từ dropshipping nên hiện tại thường được đi đôi với nhau khi nói về bán hàng TMĐT. 

>>> Xem thêm: POD, Dropshipping là gì? Vì sao POD và Dropshipping là xu hướng mới phổ biến tại Việt Nam

POD Dropshipping là gì?

Khái niệm POD Dropshipping

Hiện nay, khái niệm POD và Dropshipping được nhắc đến với tần suất ngày một dày đặc. Kết hợp giữa POD và Dropshipping thì bạn có thể sáng tạo thiết kế và tự bán chúng trên website hay fanpage của mình. Khi có đơn hàng, bạn sẽ ủy quyền cho bên thứ ba in ấn sản phẩm và giao trực tiếp đến khách hàng của bạn. Nhờ đó, bạn có thể mở rộng quy mô kinh doanh của mình.

Bằng việc kết hợp hai hình thức kinh doanh này, bạn sẽ tiết kiệm tối đa chi phí đầu tư cũng như hạn chế đến mức thấp nhất các rủi ro. Tất cả những gì bạn phải làm là thiết kế gian hàng và marketing, bán hàng. Bạn không cần phải can thiệp vào việc lưu kho, hàng tồn kho hay quá trình sản xuất vận chuyển. Đặc biệt, POD và Dropshipping kết hợp sẽ rất phù hợp với những người muốn kinh doanh nhưng lại chưa có nhiều vốn hoặc muốn kiếm thêm thu nhập.

>>> Xem thêm: Đầu tư POD bao nhiêu là đủ? Có cần phải có nhiều vốn để bắt đầu không?

POD Dropshipping khác gì với Dropshipping thông thường

Nhiều người cho rằng Dropshipping và POD Dropshipping không có gì khác biệt. Thực tế, khi so sánh 2 mô hình này với nhau, bạn sẽ nhận thấy sự khác biệt:

  • Dropshipping: người bán sẽ hợp tác với đối tác Dropshipping để sản xuất và lưu trữ sản phẩm. Khi có khách đặt hàng, người bán chuyển thông tin đến Dropshipping. Dropshipping trực tiếp đóng gói sản phẩm và giao sản phẩm tới khách hàng trên danh nghĩa của người bán.
  • POD và Dropshipping: người bán có thể tự thiết kế sản phẩm và tự bán sản phẩm trên các kênh bán hàng online của mình. Cụ thể là Facebook hoặc website. Khi có khách đặt hàng, người bán gửi bản thiết kế đến một bên thứ 3 để sản xuất. Cuối cùng, bên thứ 3 này sẽ phụ trách luôn việc giao sản phẩm.

Chính nhờ sự kết hợp này mà quy trình bán hàng POD và Dropshipping trở nên đơn giản hơn và nhà bán hàng cũng dễ mở rộng quy mô kinh doanh hơn. Vậy nên, bạn có thể tin rằng mô hình này sẽ còn tiến xa hơn nữa trong tương lai.

Có thể bạn quan tâm:

>>> Các mô hình kinh doanh dễ dàng áp dụng 4.0 với chi phí thấp

>>> 10 nền tảng hỗ trợ tốt nhất trong ngành POD (Print-on-Demand) – cập nhật mới nhất 2021

>>> Top các hình thức kinh doanh online không cần vốn (Update 2021)

Bài viết mới nhất

Bạn có 15 ngày sử dụng miễn phí khi đăng ký Omisell và hoàn tiền bất kỳ lúc nào bạn muốn.