Khó khăn khi quản lý kho hàng và cách khắc phục

Nhà bán hàng cần quản lý rất nhiều vấn đề trong việc vận hành kinh doanh như: quản lý nhân viên, quản lý kho hàng, quản lý sản phẩm,… Trong đó, quản lý kho hàng được xem là công việc khó nhất cũng là quan trọng nhất trong chuỗi hậu cần. Kho hàng chính là nơi lưu trữ và bảo quản hàng hóa nên công việc này đòi hỏi bộ máy vận hành chuyên nghiệp, đảm bảo chính xác tuyệt đối. Hãy cùng Omisell tìm hiểu khó khăn khi quản lý kho hàng mà các nhà kinh doanh đang gặp phải hiện nay!

Khó khăn khi quản lý kho hàng

  1. Kiểm soát lượng hàng hóa xuất/nhập, tồn kho

Nếu một doanh nghiệp có nhiều nhà cung cấp thì cũng sẽ gặp khó khăn khi quản lý số lượng hàng hóa xuất nhập kho. Nếu bạn không thể nắm chính xác tồn kho thì khi khi cung ứng cho các nhà bán lẻ hay nhà phân phối, các hoạt động của doanh nghiệp cũng sẽ bị gián đoạn.

Ví dụ, khi bạn đăng ký bán trên sàn TMĐT và khai báo số lượng tồn không chính xác, cụ thể là số bạn khai báo nhiều hơn so với tồn kho thực tế. Trường hợp số lượng hàng trên sàn vẫn còn nhưng tồn kho đã hết và không có hàng để chuyển đến khách, khi đó chắc chắn cửa hàng của bạn sẽ bị phạt bởi quy định của sàn. 

Lượng hàng hóa nhập quá lớn cũng có thể gây ra tình trạng hàng tồn, hết hạn sử dụng, lỗi mốt,… 

  1. Sắp xếp hàng hóa trong kho không hợp lý 

Khi hàng hóa trong kho được sắp xếp không theo hệ thống thì sẽ rất tốn thời gian và nhân lực để tìm kiếm hàng hóa, ẩm mốc, chuột bọ cắn phá. 

Ví dụ, kho hàng gia dụng không thể sắp xếp cùng ngăn hay cùng khu với kho hàng thời trang. Kho hàng thời trang cũng cần phải được sắp xếp theo theo từng mẫu mã (màu sắc, kích thước,…).

  1. Dành ít thời gian kiểm tra kho hàng

Sai lầm lớn nhất của các nhà quản lý là dành ít thời gian kiểm tra kho hàng, kiểm kê hàng tồn và tình trạng của hàng hóa. Hậu quả là các sản phẩm có thể bị hết hạn, hỏng hóc hoặc thất thoát, không đáp ứng được nhu cầu khách hàng.

Cách khắc phục để tối ưu công việc quản lý kho hàng

  • Kiểm tra kho hàng định kỳ. 

Bạn nên sắp xếp thời gian định kỳ để kiểm tra hàng hóa trong kho. Khi tiến hành kiểm tra chắc chắn sẽ nắm được những thông tin quan trọng về tổng số lượng tồn kho thực tế (so sánh với số liệu trên hệ thống, tình trạng về chất lượng sản phẩm (hỏng hóc, thất thoát,…). Từ đó, bạn sẽ có thể kịp bổ sung hoặc loại bỏ hàng hóa theo kết quả kiểm tra.

  • Sắp xếp kho hàng hợp lý

Đối với việc sắp xếp và hệ thống hóa kho hàng, bạn cần đảm bảo các yêu cầu sau:

  • Kho hàng luôn được dọn dẹp sạch sẽ và sắp xếp đúng theo ngành hàng
  • Phân loại hàng hóa (ví dụ những sản phẩm tồn lâu sẽ tiến hành loại bỏ hoặc thanh lý).

Omisell giải quyết vấn đề quản lý kho hàng như thế nào?

Đối với những doanh nghiệp/ nhà bán hàng sử dụng Omisell để quản lý kinh doanh, hệ thống của chúng tôi có đầy đủ những chức năng cơ bản giúp vận hành kho chính xác 100%.

  • Quản lý số lượng hàng hóa từ nhiều nhà cung cấp
  • Quản lý từng SKU sản phẩm chính xác
  • Kiểm soát số lượng hàng tồn kho, cảnh báo khi gần hết hàng
  • Tích hợp những ứng dụng giúp dự trữ hàng hóa khi cần thiết
  • Đồng bộ tồn kho theo thời gian nhận thông tin 
  • Quản lý tồn kho đa kênh, đa kho trong cùng một nền tảng

Bài viết mới nhất

Bạn có 15 ngày sử dụng miễn phí khi đăng ký Omisell và hoàn tiền bất kỳ lúc nào bạn muốn.