3Ps của Thương mại điện tử Trung Quốc và phương thức bán lẻ mới

Kỷ nguyên thương mại điện tử hiện đại chính là sự sắp xếp của các yếu tố của 3Ps bao gồm: “People””, “Product” và “Place”.

Trong chuỗi bài viết về Phân tích tâm lý Thương mại điện tử tại Trung Quốc chúng ta đã nhắc đến “People” và “Product”. Còn tại bài viết này, chúng tôi sẽ tìm ra liệu đâu sẽ là vùng đất mới dành cho ngành bán lẻ – “Place”.

Phương thức bán lẻ mới = Above the line + Below the line + hậu cần kết hợp

Trong đó:

Above the line (ATL): là các loại hình marketing có độ phủ rộng, tập trung vào các đối tượng lớn và nhằm tăng mục đích nhận thức, xây dựng hình ảnh thương hiệu.

Below the line (BTL): là các hoạt động, chiến dịch nhắm đến một nhóm khách hàng cụ thể

Nhiều người coi phương thức bán lẻ mới sẽ là kết hợp bán hàng online + bán hàng offline + hậu cần vận chuyển. Và sự thật là tiềm năng của ngành bán lẻ mới chỉ có thể được giải phóng nếu ATL và BLT được kết nối với nhau. Khách hàng có thể trải nghiệm môi trường mua sắm liền mạch và việc này chắc chắn sẽ đóng góp thêm một phần lớn doanh số của các cửa hàng offline.

Tuy nhiên, nhãn hàng nên có sự hiểu biết rõ về từng kênh bán của họ – [Place]. Các cửa hàng trên Amazon, Tmall và JD Mall đóng vai trò là công cụ tạo lưu lượng truy cập với khả năng hiển thị liên tục và thu hút khách hàng mới. Những trang chủ website hay các cửa hàng trên WeChat cũng là công cụ hoàn hảo để duy trì tính trung thành của khách hàng với sản phẩm và quản lý số lượng người theo dõi. 

Việc nhắm mục tiêu và tương tác thường xuyên với khách hàng có thể dễ dàng hơn trên các nền tảng này và không bị bên thứ ba giới hạn. Cuối cùng, các cửa hàng offline là địa điểm hoàn hảo nhất để xây dựng chu trình mua sắm O2O trực tuyến. Nguyên nhân nào khiến các cửa hàng offline là nơi hoàn hảo nhất sẽ được đề cập phía dưới.

Việc nhắm mục tiêu và tương tác với khách hàng có thể được thực hiện trên các nền tảng này mà không cần dữ liệu do nền tảng của bên thứ ba kiểm soát. Cuối cùng, cửa hàng ngoại tuyến là một lĩnh vực hoàn hảo để xây dựng môi trường mua sắm O2O. 

Để hiểu về các giải pháp quản lý bán hàng O2O, bạn có thể đọc thêm tại: Giải pháp quản lý bán hàng đa kênh thu hẹp khoảng cách bán hàng online – offline

Above the Line: Thương mại điện tử Đa kênh

Ralph Lauren đã đóng cửa cửa hàng Fifth Avenue ở New York vào tháng 4 năm 2017. Công ty đã tuyên bố thực hiện thay đổi lớn với một kế hoạch gọi là kế hoạch tạo ra bước ngoặt chuyển tiếp. 

Trong khi cắt giảm cấu trúc và chi phí cửa hàng offline, Công ty này đã đẩy mạnh các kênh bán trực tuyến để tăng doanh số bán hàng và mang về lợi nhuận cao hơn. Thông qua giải pháp Thương mại điện tử, Ralph Lauren phát triển nền tảng bán lẻ đa kênh bao gồm hệ thống các cửa hàng bán lẻ trực tuyến trên các sàn Thương mại điện tử như Amazon, Tmall hay JD.

Lí do khiến hãng này phát triển nhiều kênh Thương mại điện tử rất đơn giản – khách hàng luôn bị ẩn và phân chia bởi các kênh bán khác nhau. Không quan trọng đó là trên máy tính, thiết bị di động, ứng dụng điện thoại hay các cửa hàng WeChat, hay các nền tảng thứ 3 khác – nhãn hàng đều cần phát triển chiến lược bán hàng đa kênh để có thể lấy được khách hàng từ nhiều nguồn khác nhau. 

Below the Line: Công nghệ số hóa + Lắp đặt thông minh

Siêu thị Fresh là một trường hợp tiên phong thành công khi kết hợp kinh doanh online và offline. Tại Trung Quốc, Alibaba phát triển siêu thị Hema Fresh vào năm 2016, đã bao gồm ứng dụng bán hàng online và kênh bán offline. Khách hàng có thể đặt đồ ăn tươi sống qua ứng dụng online và chọn vận chuyển về nhà hoặc qua cửa hàng lấy đồ, hoặc khách hàng cũng có thể ghé thăm của hàng offline và kiểm tra sản phẩm tồn kho thông qua ứng dụng.

Ứng dụng Thương mại điện tử Fresh Supermarket

Xu hướng Thương mại điện tử này gắn liền với đặc tính xã hội, địa phương hóa và tính di động. Điều này dẫn đến sự kết nối của kinh doanh online đến offline.Hay một ví dụ thú vị và thực tế hơn về công nghệ số hóa bạn có thể thấy rõ trong kinh doanh là các ki-ốt bán hàng tự động.

Trường hợp 1: Máy bán son tự động

Marie Dalgar đã ra mắt máy bán son tự động tại Hàng Châu vào năm 2017. Doanh số tăng kỷ lục – nhãn hàng đã bán được 1600 sản phẩm son chỉ trong vòng 3 ngày. Khách hàng có thể theo dõi cửa hàng thương mại điện tử Marie Dalgar và chỉ cần trả 5 Nhân dân tệ (chưa đến 20 nghìn VNĐ) cho một sản phẩm test. 

Chiếc máy tự phục vụ thú vị này đã thu hút rất nhiều các bạn trẻ. Chi phí thấp cho sản phẩm dùng thử có thể thu hút việc quay trở lại mua hàng cũng như chia sẻ lên mạng xã hội và lan tỏa sản phẩm.

Kiot bán son của Mariedalgar 

Hoạt động này kết nối nền tảng trực tuyến với bối cảnh mua sắm offline. Các nhãn hàng có thể phác họa chân dung khách hàng cũng như thông tin thành viên. Hoạt động O2O này cho phép thương hiệu thực hiện tiếp thị mục tiêu liên tục và thu hút khách hàng. Các thương hiệu này cũng có thể lấy dữ liệu offline đã bị mất khi mua sắm tại cửa hàng bán lẻ truyền thống. Điều này thuận lợi cho việc phân tích dữ liệu lớn sau đó.

Trường hợp 2: Các ki-ốt tại UNIQLO

Tháng 7 năm 2017, UNIQLO đã xây dựng hơn 100 kiot bán hàng thông minh tại cửa hàng của mình vì nhận ra sự kết nối gần gũi dẫn đến sự tương tác, chuyển đổi và vận chuyển sản phẩm.

Ki-ốt thông minh này sẽ chủ động mời các khách hàng gần nó tương tác. Các ki-ốt này sẽ đưa ra các phần như “Hàng mới về”, “Giảm giá” và Xu hướng hoặc “Tương tác với người dùng”. Ki-ốt sẽ thu thập UI của khách hàng trên hành trình mua hàng và phân tích dữ liệu khách hàng, từ đó đưa ra nhận xét cho vận hành. Sau khi dùng thử tại cửa hàng, UNIQLO nhận thấy rằng sự tương tác của các ki-ốt thông minh hơn cao hơn so với các kênh quảng cáo khác và tỷ lệ chuyển đổi cũng tăng lên 15%.

Vậy điều gì sẽ xảy ra khi mọi thứ được vận hành tự động và máy móc ngày càng thông minh hơn trong quá trình mua sắm?

Trường hợp 3: Amazon Go

Cửa hàng được biết đến với tên gọi Amazon Go không hề hoạt động như một siêu thị thông thường hay giống với siêu thị truyền thống Walmart. Thay vì vậy, nó được thiết kế cho khách hàng mua sắm trực tiếp kết hợp qua ứng dụng Amazon Go. Khách hàng chỉ cần thêm các sản phẩm mình muốn mua vào giỏ hàng trên ứng dụng ngay trong khi đang đi mua sắm tại siêu thị. Thật bất ngờ khi áp dụng cách mua hàng này bạn hoàn toàn không cần đứng xếp hàng thanh toán hay chờ đợi thu ngân. Chủ động và tiện lợi tuyệt đối.

Trường hợp 4: Quán cafe của Alibaba Tao

Trước khi bạn vào quán Tao Cafe, bạn cần đăng ký thành công thông qua cách quét QR Alipay. Hóa đơn sẽ được trừ tự động vào ví Alipay của người dùng khi bạn rời cửa hàng thông qua cổng thanh toán điện tử.

Kết luận

Điểm khó khăn của bán lẻ truyền thống là chi phí thuê địa điểm cũng như giá nhân công cao. Việc tích hợp công nghệ O2O vừa có thể giúp nâng cao trải nghiệm của khách hàng, quản lý hậu cần và kho hàng (giảm chi phí lưu trữ) và tự động hóa AI (giảm chi phí lao động) mà vẫn có thể cải thiện hiệu quả hoạt động. Vậy tương lai ngành bán lẻ sẽ được công nghệ hóa và áp dụng trí thông minh nhân tạo.

Tuy nhiên, chúng ta không thể bỏ qua yếu tố then chốt ảnh hưởng đến sự hội nhập và phát triển của bán lẻ truyền thống với thương mại di động trực tuyến. Đây vẫn sẽ là những yếu tố cơ bản cần nắm bắt kỹ khi chúng ta tìm hiểu về kinh doanh theo phương pháp 3Ps– “People”, “Product” và “Place”.

Nguồn: TMGroup.asia

Bài viết mới nhất

Bạn có 15 ngày sử dụng miễn phí khi đăng ký Omisell và hoàn tiền bất kỳ lúc nào bạn muốn.