“4 phát minh vĩ đại của Trung Quốc” chắc chắn sẽ thuộc về Thương mại điện tử, thanh toán qua di động, đường sắt tốc độ cao và xe đạp dùng chung. Khi bạn cố gắng duy trì công việc bán lẻ của bạn bằng cách áp dụng các chương trình sale theo mùa hay đẩy mạnh những mã sản phẩm được yêu thích, bạn sẽ bị nhiều nhãn hàng khác vượt xa – những nhãn hàng hiểu sâu sắc và làm chủ hệ sinh thái bán lẻ và Thương mại điện tử đang phát triển ở Trung Quốc.
Ngành bán lẻ đang phát triển nhờ có Thương mại điện tử
Mặc dù vậy, nó không hề đơn giản chỉ là việc bán hàng điện tử hay trực tuyến. Với tư cách một người quản lý thương hiệu, bạn cần từ bỏ nhận thức và suy nghĩ về cách bán lẻ truyền thống. Hãy hành động để nắm lấy cơ hội vàng mà Thương mại điện tử mang đến cho thương hiệu của bạn!
Điểm khởi đầu để bắt đầu công việc bán lẻ
Có lẽ chúng ta đều biết, các thành phần cơ bản cấu thành bán lẻ theo phương pháp 3P bao gồm: “People”, “Products”, “Places”. Ngành bán lẻ có thể phát triển là sự sắp xếp của 3 yếu tố này.
Trong thời kì khan hiếm, việc thiếu sản phẩm gần như là điều quan trọng nhất. Các sản phẩm có thể cháy hàng rất nhanh chóng. Trong những năm 2000, “Places””có thể thay thế “Products”. Khi có nhiều lựa chọn hơn về hàng hóa, làm thế nào để thương hiệu của bạn có thể trở nên nổi bật? Các trung tâm mua sắm, cửa hàng offline và thậm chí cả cửa hàng pop-up đã được các thương hiệu chiếm lĩnh hoàn toàn để đạt được mục tiêu doanh số.
Sự phát triển của Internet đã đóng góp vào sự gia tăng của các cửa hàng trực tuyến và thương mại điện tử-Taobao, T-Mall ở Trung Quốc. Việc chuyển đổi trung tâm mua sắm từ offline sang online không gây tổn thất quá nhiều cho doanh nghiệp. Nó đã trở thành một phần bổ sung thúc đẩy hiệu suất bán hàng cho các thương hiệu.
Trong kỉ nguyên bán lẻ mới, sự phát triển cũng mang đến nhiều thách thức. Khách hàng có thể được ẩn và phân phối qua nhiều kênh khác nhau. Chính vì vậy, việc nắm bắt “People””- khách hàng, trở thành một nhiệm vụ mới.
Từ việc bán lẻ thông qua các cửa hàng trực tiếp “Property Retail””( dựa vào các cửa hàng thực tế, các trung tâm mua sắm) đến mua hàng thông qua các kênh tìm kiếm “Searching Retail” ( dựa vào việc tìm kiếm thông qua mạng xã hội hay những nền tảng trực tuyến) – giờ đây chúng ta có thể nói rằng hình thức bán lẻ đang dần dịch chuyển đến kỉ nguyên 3.0. Các nhãn hàng bắt buộc cần kết hợp và nâng cấp sản phẩm của họ, thành viên, các kênh bán hay giao diện để có thể nắm bắt lấy khách hàng của họ.
Chúng ta sẽ tập trung phân tích về yếu tố “People” trong bài viết này. Từ góc nhìn của khách hàng, hành động gì từ phía nhãn hàng sẽ ảnh hưởng nhất đến họ? Seri bài về “Products” và “Place” sẽ sớm được gửi đến bạn đọc
Điều gì sẽ là tâm điểm của người tiêu dùng trong kỉ nguyên bán lẻ mới?
Phong cách sống, giá trị và nhận thức thay đổi mỗi ngày, điều này cũng đồng nghĩa với thói quen của khách hàng thay đổi mỗi ngày. Một nghiên cứu tại Trung Quốc chỉ ra rằng những người của thập niên 90 quan tâm đến ngoại hình của họ, lo lắng về cái chết và sợ cảm giác cô đơn. Chính vì vậy, những nền tảng và sản phẩm mang hơi hướng vui vẻ, ngoại hình bắt mắt và dễ tiếp cận trên các nền tảng mạng xã hội sẽ ảnh hưởng đến quyết định mua hàng của họ.
Chính vì vậy, dưới đây có thể là một số lời khuyên dành cho nhãn hàng:
Làm giao diện dành cho người dùng của bạn trở nên hấp dẫn
Việc lựa chọn cái đẹp luôn là bản chất từ xưa đến na. Giao diện người dùng của một nền tảng Thương mại điện tử chính là đại diện cho cửa hàng của bạn, nó có thể bao gồm hàm ý thương hiệu, tạo ấn tượng và độ tin cậy đối với người tiêu dùng.
Nâng cao trải nghiệm người dùng
Khi có những lượt tương tác, điều quan trọng là làm thế nào để khách hàng có những trải nghiệm thoải mái và gần gũi khi dùng. Người dùng có thể ở lại web của bạn lâu hơn nếu bạn cung cấp một trải nghiệm đơn giản, rõ ràng và phương thức thanh toán trực tiếp. Điều này đặc biệt quan trọng với những nhãn hàng nước ngoài muốn đánh vào thị trường Trung Quốc.
Việc cập nhật văn hóa địa phương và áp dụng vào kinh doanh là điều bắt buộc trong quá trình xây dựng nền tảng Thương mại điện tử. Thiết kế logic, thân thiện với người dùng và định hướng thanh toán tiện lợi chắc chắn sẽ phù hợp với thói quen tiêu dùng của người dân nước này.
Tương tác với người dùng
Một nền tảng Thương mại điện tử nổi bật cần cung cấp được cho người dùng những trải nghiệm mua hàng trực tiếp và tương tác được với người bán. Việc tương tác thú vị có thể giúp tạo cho người dùng cảm giác thoải mái và nâng cao sự thích thú, đồng thời xây dựng hình ảnh thương hiệu một cách tích cực. Ngày nay, các trải nghiệm mua sắm được liên kết với rất nhiều kênh truyền thông, ví dụ như là chia sẻ link mua hàng, các mã giảm giá của KOLs hay giới thiệu – điều này thu hút rất nhiều khách hàng đến với cửa hàng của bạn.
Big Data và quản lý khách hàng
Khi người dùng hoàn thành việc mua bán, ngoài các thông tin về nhân khẩu học được lưu giữ trong CRM. Hệ thống của bạn cần phân tích được hành trình mua hàng cũng như thói quen lướt web của khách hàng. Sau khi phân tích các dữ liệu này, bạn đã có một “Chân dung khách hàng” rất cụ thể được vạch ra, từ đó mỗi thông tin khách hàng có thể phù hợp với một nhóm sản phẩm cụ thể của bạn.
Mua hàng những lần sau
Nhìn chung, chi phí để có được một khách hàng mới gấp 5-10 lần so với việc duy trì một khách hàng cũ. Một khách hàng hài lòng sẽ mang lại ít nhất 8 giao dịch. Thương hiệu cần phân tích từ dữ liệu lớn để xây dựng chiến lược tiếp thị mục tiêu và duy trì mối quan hệ với khách hàng để tăng khả năng mua lại.
Tóm lại, cách để trở thành người chiến thắng trong cuộc chiến bán lẻ Thương mại điện tử trong thời đại lấy con người làm trung tâm chắc chắn sẽ là mục tiêu theo đuổi của nhiều nhà quản trị thương hiệu.
Nguồn: TMO Group
Đọc thêm những bài viết để hiểu hơn về Thương mại điện tử Trung Quốc:
3Ps của Thương mại điện tử Trung Quốc và phương thức bán lẻ mới