Với những người làm Thương mại điện tử tại Việt Nam, POD và Dropshipping đang ngày càng phổ biến. Xu hướng này không chỉ dành cho người kinh doanh ở thị trường nước ngoài mà ngay cả thị trường TMĐT Việt Nam trong những năm gần đây cũng đang phát triển mạnh mẽ. Vậy cùng tìm hiểu xem vì sao POD và dropshipping lại trở nên ngày càng phổ biến nhé.
POD, Dropshipping là gì?
POD viết tắt cho Print On Demand, là một hình thức bán hàng qua đó người kinh doanh sẽ thiết kế lên các sản phẩm và đặt in lên các sản phẩm đó khi có đơn hàng. Các sản phẩm tùy chỉnh thiết kế tương đối đa dạng, gồm: áo thun, áo hoodie, túi tote, cốc sứ, ốp lưng điện thoại, tranh in phẳng (tranh canvas), mũ, quần legging, tất,… Những sản phẩm này được thiết kế nổi bật, bắt mắt, thể hiện cá tính riêng đang được nhiều người ưa chuộng.
Dropshipping là hình thức bán hàng không tồn kho, qua đó người bán không mua trước sản phẩm về mà đưa trước sản phẩm lên các kênh bán, chờ có đơn hàng mới đặt từ nhà cung cấp đưa đến người mua. POD là 1 hình thức được phát triển ra từ dropshipping nên hiện tại thường được đi đôi với nhau khi nói về bán hàng TMĐT.
Cả 2 hình thức này đều rất phổ biến từ khoảng 10 năm trở lại đây với những người làm MMO (Make Money Online) bán hàng sang các thị trường nước ngoài như Mỹ hoặc Châu Âu. Trong 3-4 năm trở lại đây với sự phát triển mạnh mẽ của TMĐT tại Việt Nam thì cũng đã xuất hiện nhiều đơn vị hỗ trợ làm dropshipping và POD tại thị trường nội địa.
Những lý do khiến POD và Dropshipping trở nên phổ biến
Dưới đây là những ý kiến vì sao POD và Dropshipping ngày càng phổ biến và sẽ trở thành xu hướng tất yếu của những người kinh doanh TMĐT tại Việt Nam.
1. Xu hướng phổ biến sẵn ở các thị trường TMĐT phát triển
POD, dropshipping ở thị trường quốc tế là 1 thị trường khổng lồ. Quy mô thị trường POD toàn cầu của riêng mảng áo thun (mảng phổ biến nhất) được định giá 3.64 tỷ USD vào năm 2021 và được dự đoán sẽ mở rộng thêm với tốc độ tăng trưởng kép hàng năm là 9,7% từ năm 2021 đến năm 2028. Điều này cho thấy đây đã là 1 ngành kinh doanh đã được minh chứng tại các thị trường TMĐT phát triển như Mỹ, Trung Quốc, châu Âu,…
2. Bắt đầu đơn giản, dành cho mọi người
Khác với các hình thức kinh doanh khác khi phải cần nhiều vốn nhập hàng, sản xuất ra sản phẩm thì POD và Dropshipping lại khá đơn giản. Với dropshipping, người kinh doanh chỉ cần tìm sản phẩm phù hợp với khả năng bán của mình và tạo nội dung phong phú thu hút người mua. Với POD thì người bán sẽ cần lên những ý tưởng thiết kế để biến thành sản phẩm phù hợp trên những phôi mẫu có sẵn như cốc, áo, chăn, tranh,,..
Việc khó nhất của việc kinh doanh theo hướng này là bán hàng, có thể dựa vào quảng cáo, SEO hoặc nghiên cứu các sàn TMĐT. Ngoài ra, các việc vận hành thì hầu như không cần lo quá nhiều vì đã có các nhà cung cấp, nhà in (sup) hỗ trợ.
>>> Xem thêm: Print on demand (POD) là gì? Ưu – nhược điểm và một số sản phẩm phổ biến
3. Nhiều công cụ, platform hỗ trợ
Nếu như trước kia ở Việt Nam bán hàng chỉ chủ yếu phụ thuộc vào việc chạy quảng cáo Facebook thì những năm gần đây xu hướng bán hàng trên các sàn TMĐT như Shopee, Lazada, Tiki lại trở nên phổ biến hơn. Từ đó, những công cụ hỗ trợ bán hàng trên các sàn TMĐT này cũng phát triển theo.
Việc làm dropshipping và POD thì 1 trong những việc quan trọng nhất là đưa được sản phẩm lên các kênh bán nhanh chóng. Omisell là 1 trong những nền tảng có thể hỗ trợ quản lý sản phẩm, đưa lên nhiều kênh bán nhanh chóng, dễ dàng nhất bằng việc kết nối với tất cả các sàn TMĐT tại Việt Nam như Shopee, Lazada, Tiki, Sendo. Ngoài ra, người dùng có thể cấu hình để đồng bộ đơn hàng tự động từ sàn về các hãng vận chuyển mà không cần mất thêm công sức vận hành, khiến việc kinh doanh dropshipping/ POD đơn giản hơn nữa.
Ngoài ra, có rất nhiều các platform khác hỗ trợ về tạo sản phẩm POD, quảng cáo, nghiên cứu từ khoá hay tìm kiếm các sản phẩm bán chạy trên các sàn TMĐT mà các bạn có thể tìm hiểu thêm như Printub, Odii, Bigbom,…
>>> Xem thêm: 10 nền tảng hỗ trợ tốt nhất trong ngành POD (Print-on-Demand) – cập nhật mới nhất 2021
Hy vọng bài viết này hữu ích cho việc kinh doanh của bạn.
Bài viết liên quan:
>>> Đầu tư POD bao nhiêu là đủ? Có cần phải có nhiều vốn để bắt đầu không?
>>> Top các hình thức kinh doanh online không cần vốn (Update 2021)
>>> Những ý tưởng kinh doanh nhỏ lẻ nhưng lợi nhuận cao 2021