Sánh vai cùng với các sàn TMĐT lớn tại Việt Nam như Shopee, Lazada,… Tiki hiện cũng là một sàn TMĐT được nhiều doanh nghiệp nhắm đến bởi ưu điểm trong quy trình xử lý đơn hàng và cách vận hành logistic của mình cùng với cam kết về chất lượng sản phẩm của mình với khách hàng.
Trong bài viết này, Omisell sẽ đưa ra các lưu ý trong quy trình xử lý đơn hàng trên sàn Tiki cho các nhà bán nhằm tránh bị phạt các lỗi trong quá trình bán hàng trên sàn này.
1. Các mô hình bán hàng trên sàn Tiki
Tại Tiki, nhà bán hàng có nhiều lựa chọn về mô hình bán hàng tại sàn. Việc lựa chọn mô hình bán hàng này sẽ ảnh hưởng tới quy trình xử lý đơn hàng tại sàn.
Mỗi một mô hình bán hàng tại Tiki sẽ có một quy trình xử lý đơn hàng khác nhau. Dưới đây là các loại mô hình bán hàng hiện có tại Tiki:
- Mô hình bán hàng lưu kho Tiki – Fullfillment by Tiki (FBT): Giống như mô hình FBL (Fullfilment by Lazada), nhà bán hàng khi lựa chọn mô hình bán hàng này gửi hàng hóa, sản phẩm của mình vào trong kho của sàn. Sau đó, Tiki sẽ chịu trách nhiệm về việc quản lý hàng hóa và xử lý toàn bộ đơn hàng của bạn từ lấy hàng, đóng gói, xuất kho cho đến khi giao hàng thành công cho người mua. Các bước phát sinh sau khi đơn hàng thành công như thanh toán, đổi trả sản phẩm cũng sẽ do kho Tiki đảm nhận. Việc của nhà bán là tập trung vào marketing để đẩy đơn bán hàng.
- Mô hình On Demand Fullfillment (ODF): Đây là mô hình hoạt động khá giống với sàn Shopee. Hàng hóa sẽ được lưu tại kho hàng của bạn, khi có đơn hàng thì bạn có 2 lựa chọn xử lý đơn hàng tiếp theo là Tiki sẽ có người qua lấy hàng tại kho của bạn hoặc bạn mang hàng qua kho Tiki. Điểm khác biệt với sàn Shopee là bạn không cần đóng gói trước hàng hóa mà Tiki sẽ làm việc đó cho bạn. (Xem chi tiết quy trình xử lý đơn hàng mô hình ODF tại đây)
- Mô hình nhà bán tự vận hành – Seller Delivery (SD): mô hình là mô hình bán hàng trên sàn Tiki mà người bán tự giao hàng tới khách hàng mà không cần thông qua Tiki. Mô hình này chỉ áp dụng cho mặt hàng xe máy. (Xem chi tiết quy trình xử lý đơn hàng của Tiki cho mô hình SD tại đây)
- Mô hình Dropship: Đây là mô hình mà bạn sẽ phải đảm bảo việc đóng gói hàng hóa sẽ đạt tiêu chuẩn của sàn Tiki. Khi có đơn hàng, Tiki sẽ có người đến lấy hàng hóa đã được bạn đóng gói hoàn chỉnh và giao thẳng cho nhà bán mà không qua kho Tiki. (Xem chi tiết quy trình xử lý đơn hàng của Tiki cho mô hình Dropship tại đây)
- Mô hình giao hàng điện tử (E-Delivery): Đây là mô hình mà Tiki thay mặt Nhà Bán phát hành phiếu mua Hàng Hóa/Dịch Vụ điện tử (“E-Voucher” như du lịch, khách sạn, giải trí, khóa học online, …) cho Khách Hàng thông qua hệ thống tin nhắn và nhận thanh toán để ghi nhận việc Khách Hàng đã mua Hàng Hóa/Dịch Vụ của Nhà Bán Hàng trên SGD TMĐT Tiki.
2. Những lưu ý về quy trình xử lý đơn hàng của Tiki
Thời gian xác nhận đơn hàng
Với mô hình lưu kho Tiki (FBT) hay E-Delivery thì bạn không cần quan tâm tới bước xác nhận đơn hàng này. Tiki sẽ làm điều đó cho bạn.
Nếu bạn không bán hàng qua Tiki bằng hình thức FBT này thì bạn cần quan tâm tới thời gian xác nhận đơn hàng bởi sàn Tiki có quy định khá khắt khe về mốc thời gian xác nhận đơn hàng này.
- Mô hình ODF và mô hình SD cần xác nhận đơn hàng trong vòng 4h làm việc (tính từ 8h00 – 17h00, thứ 2 tới thứ 6 hàng tuần, không tính thứ 7, Chủ nhật và ngày lễ)
- Mô hình Dropship: nhà bán cần xác nhận đơn hàng trong ngày. Cụ thể là đơn hàng phát sinh từ 00h00-12h00 trưa >> Nhà Bán xác nhận trước 00h00 ngày tiếp theo (trước nửa đêm). Đơn hàng phát sinh từ 12h00-23h59 >> Nhà Bán cần xác nhận trước 12h00 trưa ngày tiếp theo. Nhà bán có thể xem cụ thể trong sơ đồ dưới đây để dễ hình dung.
Lưu ý về sản phẩm chuẩn bị đơn hàng khi giao cho Tiki
Với mô hình DOF, người bán cần lưu ý khi bàn giao hàng hóa cho Tiki hàng hóa cần phải đạt yêu cầu:
Hàng hóa phải còn mới 100%
Có bao bì/thùng hộp đầy đủ để bảo vệ sản phẩm
Ngoại quan sản phẩm đẹp, không trầy xước, dơ bẩn.
Ngoài ra, khi bàn giao hàng cho Tiki người bán cần in đủ 2 thông tin là Mincode sản phẩm và Phiếu giao hàng.
Chi phí xử lý đơn hàng
Trên Tiki có rất nhiều khoản chi phí phát sinh mà người bán cần lưu ý để định giá sản phẩm bán trên sàn tránh bị thiệt hại về tài chính. Cụ thể:
Trên Tiki có các khoản phí chiết khấu tương ứng với từng loại sản phẩm đó. Ví dụ như thời trang thì phí chiết khấu là 8%, chăm sóc tóc là 4%, linh kiện máy tính là 4%,… phần này người bán cần liên hệ với Tiki để có biểu phí cụ thể cho từng ngành hàng.
Ngoài ra Tiki còn thu phí thanh toán là 1% trên mọi đơn hàng. Đây được coi như là khoản phí thu COD hộ nhà bán.
Bên cạnh đó Tiki còn có rất nhiều mức phí khác và các chế tài xử phạt về chỉ số vận hành của nhà bán như:
- Phí chuyển hoàn cho hàng hóa công kềnh: 20.000đ/đơn hàng.
- Đăng tải thông tin sản phẩm không đúng theo quy định của Tiki và của pháp luật phạt 500.000đ
- Cung cấp hàng kém chất lượng, không đảm bảo hàng chính hãng phạt 10.000.000đ
- Đơn hàng bị chỉnh sửa, thay đổi sản phẩm hoặc hủy do lỗi của nhà bán không chuẩn bị kỹ phạt 200.000đ.
- Đơn hàng nhà bán xác nhận giao hàng sau 4 giờ từ lúc đơn hàng chuyển sang trạng thái “Chờ in” phạt 50.000đ
- Sau 7 ngày đơn hàng được giao thành công nhà bán mới xuất hóa đơn VAT phạt 50.000đ.
Trên đây là một số khoản phí nổi bật trên Tiki bạn cần lưu ý để tránh bị phạt và tránh bỏ sót khi tình giá bán sản phẩm trên sàn Tiki.
Mức xử phạt có thể có những thay đổi tùy thời điểm do đó bạn cần liên hệ với kênh hỗ trợ người bán của Tiki để có bản biểu phí hiện hành cho chính xác.
Cập nhật tồn kho khớp với thực tế
Việc cập nhật số lượng tồn kho khớp với thực tế trên sàn sẽ giúp bạn tránh được các khoản phạt về chỉ số vận hành trong quy trình xử lý đơn hàng của Tiki.
Trường hợp người bán kinh doanh online trên nhiều sàn TMĐT và kênh bán thì có thể sử dụng Omisell để đồng bộ tồn kho đa kênh giúp việc quản lý tồn kho được đơn giản, dễ dàng hơn.
Trên đây là những lưu ý trong quy trình xử lý đơn hàng của Tiki. Hi vọng qua bài viết này, nhà bán có thể trành được những lỗi vận hành thường gặp để việc kinh doanh được thuận lợi hơn!