Sự cạnh tranh của người bán Shopee Korea tới thị trường mỹ phẩm Việt

người bán Shopee Korea

Việt Nam là một trong những quốc gia có dân số trung lưu tăng nhanh nhất ở Đông Nam Á (Theo thống kê của Statista từ năm 2016 -2021) . Khi người dân có thu nhập khả dụng nhiều hơn, nhu cầu về các mặt hàng tiêu dùng khác nhau ngày càng tăng trong nước, đặc biệt là đối với mỹ phẩm và các mặt hàng chăm sóc cá nhân. Mặc dù doanh thu của thị trường làm đẹp và chăm sóc cá nhân tại Việt Nam giảm nhẹ vào năm 2020 do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19, nhưng nó được dự báo sẽ tăng trưởng trở lại khi người tiêu dùng lấy lại niềm tin để chi tiêu.

Mỹ phẩm Hàn Quốc chiếm lĩnh thị trường Việt Nam

Các thương hiệu làm đẹp của Hàn Quốc đã khẳng định vị thế dẫn đầu thị trường mỹ phẩm của mình trên toàn châu Á, và Việt Nam cũng không phải là một ngoại lệ. Mức độ phổ biến của các sản phẩm mỹ phẩm Hàn Quốc ở Việt Nam là cao nhất so với các nước khác trên toàn cầu (Theo nghiên cứu mức độ  phổ biến của các sản phẩm làm đẹp Hàn Quốc  trên toàn thế giới vào năm 2020 của Statista)

Cũng theo Statista, Hàn Quốc cũng là đối tác nhập khẩu mỹ phẩm nhiều nhất của Việt Nam , với giá trị nhập khẩu đạt 60 triệu đô la Mỹ vào năm 2020.

Ngoài các thương hiệu Hàn Quốc, người tiêu dùng Việt Nam cũng thích sử dụng các sản phẩm có nguồn gốc từ Châu Á khác, chẳng hạn như các thương hiệu Nhật Bản và Thái Lan.

Trong khi đó, trước sự cạnh tranh gay gắt và sự ưa chuộng của người tiêu dùng đối với các thương hiệu quốc tế, các doanh nghiệp trong nước vẫn chưa chiếm được thị phần đáng kể đối với các sản phẩm này.

Theo một cuộc khảo sát vào năm 2020 của Statista, khoảng 30% phụ nữ Việt Nam trang điểm hàng ngày, trong đó son môi là mặt hàng được người tiêu dùng trong nước sở hữu nhiều nhất.

Shopee Korea 3

Các con số trên đã cho thấy tầm ảnh hường của văn hóa  Hàn Quốc thông qua những tác phẩm ca nhạc hoặc điện ảnh có ảnh hưởng đáng kể đến phong cách thời trang của thế hệ trẻ Việt Nam, bao gồm cả cách trang điểm. 

>>> Đọc thêm: Kinh doanh mặt hàng gì tốt nhất trên các kênh online (update 2021)

Sự cạnh tranh của người bán Shopee Korea tời thị trường mỹ phẩm Việt

Shopee là sàn TMĐT phổ biến số 1 Việt Nam, đầu năm 2021 này, Shopee bắt đầu mở cửa cho các shop bán hàng tại Indonesia và Hàn Quốc bán hàng trên nền tàng Shopee tại Việt Nam. Đa số những cửa hàng Shopee từ Hàn Quốc (Shopee Korea) đều bán mặt hàng mỹ phẩm. ĐIều này làm những nhà bán Mỹ phẩm Hàn Quốc tại Việt Nam lo lắng sự cạnh tranh của những cửa hàng online trên Shopee này. 

Không chỉ xuất hiện với các nhãn hàng Shop yêu thích, nhiều nhà bán Shopee Korea còn mở bán trên Shopee Mall. Điều này đã tạo niềm tin mua hàng của khách hàng tại Việt Nam và cũng là nguy cơ cạnh tranh đối với các đơn vị bán mỹ phẩm tại Việt Nam.

Việc bán hàng qua Shopee giúp các nhà bán hàng Shopee Korea này không phải đóng thuế nhập khẩu. Do đó, giá sản phẩm cũng thấp hơn so với các đơn vị nhập khẩu mỹ phẩm Hàn khác. 

>>> Thảm khảo thêm:  Kinh nghiệm bán hàng online: Cách nâng giá sản phẩm trên sàn Shopee

Bên cạnh việc cạnh tranh giữa các sản phẩm mỹ phẩm cùng thưong hiệu của người bán tại Hàn Quốc và người bán tại Việt Nam, kênh bán Shopee quốc tế này cũng là kênh test thị trường cho các hãng mỹ phẩm khác chưa vào Việt Nam theo đường chính ngạch không chỉ của hãng mỹ phẩm Hàn Quốc mà còn của các hàng mỹ phẩm tại Trung Quốc và Nhật Bản. Một số thương hiệu mới từ hàn Quốc đang test thị trường Việt nam qua kênh Shopee có thể kể đến như VIVID GLOSSY, Torriden, Kundal, ONE THING…

Nhìn chung ở hiện tại, mảng kinh doanh mỹ phẩm của các nhà bán Shopee Korea chưa đủ mạnh để uy hiếp tới các đơn vị nhập khẩu chính hãng mỹ phẩm Hàn. Tuy nhiên, đây cũng là một nhóm đối thủ cạnh tranh không thể coi thường. 

Một ví dụ của về việc thâm nhập thị trường mỹ phẩm Việt Nam thành công qua kênh Shopee quôc tế là hãng mỹ phẩm Pefect Diary tại Trung.


Hãng mỹ phẩm Perfect Diary được nhắc đến trong các video của các beauty blogger trên Youtube

Hãng đã tận dụng tốt các hình thức marketing trên sàn Shopee kết hợp với việc remarketing trên các mạng xã hội để thành công gây được sự chú ý và yêu thích của khác hàng tại Việt Nam.

Đây cũng là hồi chuông cảnh báo cho các nhà bán mỹ phẩm tại Việt Nam về sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt hơn không chỉ giữa các nhà bán trong nước mà còn cả các nhà bán tại nước ngoài.

Khi một thương hiệu đến từ Trung Quốc – vốn thường bị người tiêu dùng Việt e dè khi sử dụng – lại có thể thành công như vậy thì sẽ ra sao nếu các hãng mỹ phẩm từ Hàn Quốc – đất nước đi đầu về mỹ phẩm tại Châu Á – cũng bắt đầu đầu tư cạnh tranh marketing trên sàn Shopee? 

Bài viết mới nhất

Bạn có 15 ngày sử dụng miễn phí khi đăng ký Omisell và hoàn tiền bất kỳ lúc nào bạn muốn.