TMĐT tại Đông Nam Á đang phát triển thịnh vượng nhờ sự gia tăng của các lựa chọn mua hàng, sự cải thiện của tốc độ truy cập Internet và đời sống vật chất của người dân. Cuộc khảo sát “Tận dụng làn sóng số: Chinh phục người tiêu dùng số thuộc Thế hệ khám phá ở Đông Nam Á” được thực hiện bởi Facebook và Bain & Company cung cấp cho chúng ta những thông tin giá trị về lĩnh vực đầy hứa hẹn này. Nghiên cứu đưa ra thông tin từ gần 13.000 người dùng và nhà cung cấp TMĐT tại các thị trường lớn: Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore, Thái Lan và Việt Nam; phỏng vấn hơn 30 CEO và nhà đầu tư mạo hiểm trong khu vực để đi đến kết luận.

Những con số ấn tượng

Đông Nam Á là nơi sinh sống của hơn 640 triệu người, ghi nhận mức tăng trưởng gấp 2,8 lần từ 90 triệu người tiêu dùng online năm 2015 lên 250 triệu vào năm 2018. Cũng trong thời gian này, giá trị TMĐT đã tăng gấp 7 lần từ 5,5 tỷ USD lên 38 tỷ USD, vượt qua ngành du lịch trực tuyến để trở thành nền kinh tế Internet lớn nhất.

Tìm Hiểu Thói Quen Mua Hàng Của Người Đông Nam Á

Người Đông Nam Á dành rất nhiều thời gian online bằng điện thoại, với 90% người truy cập sử dụng điện thoại thông minh làm thiết bị chính để kết nối Internet. Một người mua sắm trực tuyến chi trung bình 125 USD hàng năm vào năm 2018, một khoản tiền được coi là khá lớn ở các quốc gia này. 70 đến 80% những người tiêu dùng này đến từ tầng lớp trung lưu – kết quả của sự gia tăng thu nhập và sự bùng nổ của Internet.

Được thúc đẩy bởi các cổng mua sắm như Lazada, Shopee và nhiều công ty khởi nghiệp ở các nước, mua sắm online đang dần trở thành một thói quen quen thuộc của người dân Đông Nam Á. Bán hàng qua các chương trình khuyến mãi cũng là những cú thúc đẩy doanh số tuyệt vời, theo báo cáo của Lazada có 20 triệu người dùng đã mua sắm trong “Ngày độc thân – Singles’ Day” trên sáu quốc gia mà họ hoạt động.

Khách hàng mua sắm như thế nào

Nền tảng mạng xã hội tiếp tục là một kênh quảng cáo mạnh mẽ, vì hơn một nửa số người tham gia nghiên cứu nói rằng họ tìm hiểu về các sản phẩm và thương hiệu mới trên mạng xã hội. Hai phần ba trong số họ cũng vào các trang mua sắm mà không có sản phẩm cụ thể nào trong tâm trí. Điều này cho thấy rằng người mua sắm trực tuyến rất cởi mở với các đề xuất mới, điều này được chứng minh bằng tỷ lệ 40% khách hàng đã từng mua thử tại các cửa hàng mới mà họ chưa bao giờ biết đến trước đó.

Tìm Hiểu Thói Quen Mua Hàng Của Người Đông Nam Á 3

Người Đông Nam Á thể hiện sự ưa thích mạnh mẽ đối với việc mua sắm đa kênh. Trung bình một người mua hàng thường xem thông tin về sản phẩm trên 3,8 nền tảng trước khi đưa ra quyết định mua hàng. Họ cũng rất để ý giá cả để so sánh trên các nền tảng, cả trực tuyến và ngoại tuyến cho bất kỳ mặt hàng nào. Giá cả, cùng với tính độc đáo, thú vị của sản phẩm và đánh giá tích cực là 3 lý do chủ yếu để khách hàng quyết định mua hàng.

TMĐT không còn là nền tảng cho các mặt hàng có giá trị lớn mà còn mở rộng sang các sản phẩm gia dụng hàng ngày giá rẻ như tạp hóa, quần áo và chăm sóc cá nhân. Với một tập khách hàng rất cởi mở với các lựa chọn mới, các doanh nghiệp thuộc mọi quy mô và ngành hàng đều có cơ hội để cạnh tranh. Tuy nhiên, tỷ lệ khách hàng mua lại thấp cũng báo hiệu rằng người bán hàng TMĐT nên ưu tiên các chương trình tích lũy điểm thưởng và khách hàng thân thiết.

Cũng theo nghiên cứu, khách hàng của các chương trình khách hàng thân thiết có khả năng quảng bá thương hiệu cao hơn 50% so với khách hàng bình thường. Cụ thể, trung bình họ đề xuất chéo ngành hàng nhiều hơn 45%, mua hàng thường xuyên hơn 25% và chi tiêu trung bình nhiều hơn 25%.

-> Xem thêm:Hành vi mua sắm qua mạng xã hội của thế hệ Z

Dự đoán tương lai

Số lượng người dùng TMĐT dự kiến ​​sẽ đạt mốc 310 triệu người vào năm 2025, với mỗi người mua sẽ tiêu USD 390 hàng năm – gấp ba số tiền hiện tại. Với dự đoán này, tổng khối lượng hàng hóa tổng hợp (GMV) của năm 2025 sẽ vượt quá 150 tỷ USD , cao hơn 50 tỷ USD so với ước tính trước đó (nghiên cứu của Google, Temasek, Bain & Company).

Tìm Hiểu Thói Quen Mua Hàng Của Người Đông Nam Á 4

Đông Nam Á cũng sẽ chứng kiến ​​các cuộc cách mạng trong nhiều lĩnh vực mới như giáo dục, y tế và tài chính được số hóa. Các dịch vụ tài chính trực tuyến, đặc biệt là thanh toán trực tuyến sẽ tăng lên 1 nghìn tỷ USD vào năm 2025. Làn sóng kinh tế Internet vốn tập trung vào các thành phố hàng đầu, cũng sẽ lan sang các thành phố cấp thấp hơn và khu vực nông thôn.

Có rất nhiều tiềm năng cho nền TMĐT Đông Nam Á tiếp tục phát triển. Giữa cuộc chiến giành thị phần của những ông lớn, người tiêu dùng trên toàn khu vực có cơ hội tận hưởng nhiều lựa chọn giá trị và tiện lợi hơn. Một nhà nghiên cứu cho rằng: “Các thương hiệu cần phải bắt kịp xu hướng và xem xét lại các khoản chi tiêu cho tiếp thị và thương mại của họ để đồng bộ với hành trình tiêu dùng đa kênh đang không ngừng phát triển. Họ cũng cần xây dựng những thế mạnh mới để đảm bảo trải nghiệm mua sắm tích cực cho người tiêu dùng online của họ.”