Bán hàng đa kênh đang dần trở thành xu hướng kinh doanh của nhiều mô hình kinh doanh hiện đại. Tuy nhiên, bất kỳ cập nhật mới nào cũng có hai mặt khi áp dụng cho doanh nghiệp của mình. Hãy cùng tìm hiểu những thuận lợi và khó khăn trong việc bán hàng đa kênh tại Việt Nam thông qua bài viết dưới đây nhé!
Có thể nói thị trường bán lẻ ở nước ta đã có rất nhiều thay đổi lớn trong những năm gần đây. Dù trong năm 2020 có quá nhiều biến động, song Việt Nam vẫn là một trong những thị trường bán lẻ hấp dẫn nhất thế giới. Người bán hàng, các doanh nghiệp đã dần tiếp cận đến nhiều kênh bán hơn, có nhiều cách tiến gần hơn đến khách hàng khi họ đã biết tận dụng các nền tảng bán hàng. Tuy nhiên, khi bán hàng ở nhiều kênh và sử dụng nhiều công nghệ, càng có nhiều lợi ích thì cũng sẽ xuất hiện nhiều vấn đề khó khăn.
Xem thêm: Multichannel marketing là gì? Có nên áp dụng phương thức này trong kinh doanh?
Lợi ích của việc bán hàng đa kênh
Người bán hàng offline mở rộng kênh bán online và ngược lại, đây là xu hướng trong kinh doanh hiện nay để nhanh chóng phát triển và tận dụng nguồn thu tối đa. Dưới đây là những lý do:
Thêm tập khách hàng mới
Người mua hàng hiện nay lựa chọn việc mua sắm online vì tính tiện lợi, thanh toán nhanh chóng và mạng lưới vận chuyển trong nước ngày một chuyên nghiệp. Nhu cầu mua hàng của mỗi người là khác nhau, kênh mua sắm cũng vậy. Điều này có ý nghĩa là khi bạn đưa sản phẩm lên nhiều kênh bán thì càng có nhiều lượng khách hàng mới tiếp cận.
Luồng doanh thu mới
Khi doanh nghiệp của bạn càng tiếp cận được nhiều khách hàng, tiềm năng phát triển doanh thu của bạn càng lớn. Dữ liệu của Stitch tiết lộ rằng các nhà bán lẻ bán hàng trên một trang web có thương hiệu cộng với ít nhất một thị trường online mang lại doanh thu cao hơn 38%. Các nhà bán lẻ thêm một thị trường thứ hai đã tăng trưởng doanh thu lên 120%.
Giảm thiểu chi phí
Mở rộng kinh doanh sẽ giúp những cửa hàng vật lý giảm thiểu đi phần nào chi phí đắt đỏ đi cùng với nó. Đôi khi doanh thu từ việc bán hàng online sẽ đỡ đi phần nào chi phí dành cho các cửa hàng truyền thống (thuê nhà, điện nước,…).
Những thách thức khi bán hàng đa kênh
Lợi ích về tài chính của việc bán hàng đa kênh khiến các nhà bán lẻ nhảy vào cuộc chiến này khi chưa hiểu hết cách vận hành và quy trình hoạt động của nó. Khối lượng đơn hàng càng tăng thì độ phức tạp cũng tỷ lệ thuận với nó. Trên thực tế, một cuộc khảo sát của FitForC Commerce đã báo cáo 69% các nhà bán lẻ không nghĩ rằng các hệ thống hiện tại của họ đủ các tính năng để tối ưu hoạt động cũng như xử lý các yêu cầu về đơn hàng đa kênh.
Khả năng hiển thị và kiểm soát hàng tồn kho
Khi có ý định mở rộng sang các kênh bán mới, doanh nghiệp hoặc cá nhân người bán phải chuẩn bị sẵn sàng tồn kho để phục vụ khách hàng. Càng nhiều kênh bán thì độ chính xác về tồn kho càng trở nên quan trọng, đòi hỏi khả năng hiển thị và kiểm soát vị trí kho của bạn trên các kênh và vị trí kho khác nhau.
Hoàn tất đơn hàng
Một phần quan trọng của việc bán hàng đa kênh chính là khả năng xử lý đơn hàng liền mạch và nhanh chóng. Khách hàng ngày càng khó tính trong việc lựa chọn mua sắm, họ sẽ trung thành với những dịch vụ có quy trình xử lý đơn hàng trơn tru, tinh gọn. Doanh nghiệp nếu không có đủ nguồn lực và công nghệ cao sẽ khó đáp ứng được tốc độ của xu hướng TMĐT.
Xem thêm: Tối ưu chi phí Logistics bằng cách dùng dịch vụ hoàn tất đơn hàng fulfillment
Logistics ngược
Khái niệm này khá mới nhưng cũng không còn xa lạ gì đối với các doanh nghiệp hậu cần hay TMĐT. Thuật ngữ logistics ngược (hậu cần ngược) được sinh ra để giải quyết các vấn đề bên trong chuỗi cung ứng như hàng hoàn, bảo hành, xử lý nguyên vật liệu,… Đây là một khâu được nhận xét là khá phức tạp, không có nhiều doanh nghiệp TMĐT có một hệ thống đủ mạnh để xử lý các đơn hàng trả lại từ phía khách hàng hoặc nhà phân phối.
Nhận thấy những tiềm năng từ bán hàng đa kênh song còn nhiều khó khăn cho doanh nghiệp khi quyết định mở rộng kênh bán, Omisell cung cấp giải pháp quản lý bán hàng đa kênh và tự động hoàn tất đơn hàng TMĐT hoàn chỉnh nhất. Thay vì mất chi phí cho nhiều nhân sự cho nhiều khâu hậu cần khác nhau, người bán chỉ cần trả chi phí fulfillment cho mỗi đơn và đối soát hàng tháng. Trải nghiệm Omisell miễn phí ngay tại đây!
Có thể bạn quan tâm:
>>> Sự khác biệt giữa multichannel và omnichannel trong ngành bán lẻ
>>> Cách xây dựng chiến lược Omnichannel Marketing
>>> Automated Fulfillment Là Gì? Lợi Ích Của Automated Fulfillment