Là một doanh nghiệp Thương mại điện tử, việc nhận được lưu lượng truy cập vào trang (hoặc gian hàng của bạn) chỉ là một phần của trận chiến. Biến khách truy cập thành khách hàng mới là điều quan trọng. Hãy thử tưởng tượng, bạn là chủ của một gian hàng trên sàn Shopee, nhờ các quảng cáo và mạng xã hội mà bạn có 10.000 lưu lượng truy cập nhưng chỉ có 10 đơn đặt hàng. Chắc hẳn bạn sẽ cảm thấy mệt mỏi và chán nản khi khách truy cập rồi lại rời khỏi gian hàng mà không mua. Hãy cùng Omisell tìm hiểu về 5 yếu tố cần xem xét để tăng tỷ lệ chuyển đổi trong Thương mại điện tử 2022.

Tỷ lệ chuyển đổi (Conversion Rate) là gì?

Tỷ lệ chuyển đổi (Conversion Rate) là tỷ lệ lượng khách hàng đã truy cập và chuyển đổi thành khách hàng so với lượt truy cập vào trang nói chung (hoặc gian hàng của bạn). Tỷ lệ chuyển đổi thể hiện độ hiệu quả của gian hàng thông qua các hành vi mà khách hàng thực hiện. 

Tỷ lệ chuyển đổi thường được đo lường bằng công thức: 

Tỷ lệ chuyển đổi = (số lượng chuyển đổi/tổng số lượng khách truy cập)*100%

Ví dụ: nếu bạn có 10 lượt chuyển đổi từ 1000 lần tương tác thì tỷ lệ chuyển đổi của bạn sẽ là 1%, bởi vì 10 ÷ 1000*100% = 1%.

Mục tiêu chuyển đổi thường cụ thể, ví dụ như: 

Tỷ lệ chuyển đổi quan trọng?

Tỷ lệ chuyển đổi đơn hàng cho thấy khách hàng sẵn sàng mua sản phẩm của bạn như thế nào. Bạn có nhiều lượt truy cập nhưng mà doanh thu thấp, có nghĩa là tỷ lệ chuyển đổi đơn hàng của bạn thấp. 

Tỷ lệ chuyển đổi tốt khác nhau đối với từng loại sản phẩm là khác nhau. Các loại mặt hàng đắt tiền thông thường sẽ có tỷ lệ chuyển đổi thấp hơn các mặt hàng giá rẻ như quần áo…

5 cách tăng tỷ lệ chuyển đổi 

  1. Thay đổi nội dung bài viết, hình ảnh sản phẩm 

Bạn có thể cải thiện tỷ lệ chuyển đổi bằng cách thay đổi nội dung bài viết, mô tả về sản phẩm. Trước khi viết mô tả sản phẩm, bạn phải hình dung được khách hàng của bạn là ai, giới tính, độ tuổi và sở thích của họ là gì để bạn viết bài hấp dẫn họ. Tiếp theo, bạn phải nêu bật được lợi ích, ưu điểm của sản phẩm vì thường khách hàng không đủ kiên nhẫn để đọc hết toàn bộ nội dung về sản phẩm nên bạn cần làm nổi bật những lợi ích ưu điểm của sản phẩm ngay từ đầu, nhấn mạnh sản phẩm giúp giải quyết được vấn đề gì của khách hàng. 

Hình ảnh sản phẩm giúp khách hàng có hình dung trực quan về sản phẩm của bạn. Trên sàn thương mại điện tử, có rất nhiều gian hàng cùng bán một sản phẩm vì thế mà hình ảnh chuyên nghiệp, trung thực và có độ phân giải cao sẽ giúp sản phẩm của bạn nổi bật.

Bạn cũng nên quay video sản phẩm để khách hàng dễ dàng hình dung sản phẩm của bạn. Theo khảo sát, hơn 80% khách hàng thích xem video giới thiệu sản phẩm hơn hình ảnh thông thường vì họ có thể nhìn thấy trực tiếp màu sắc, chất liệu một cách chân thực cũng như tìm hiểu công dụng sản phẩm dễ dàng hơn. Thực tế, video sản phẩm có thể giúp các gian hàng tăng tỷ lệ chuyển đổi lên đến 1,5 lần, tăng trải nghiệm mua sắm trực tuyến cũng như thu hút khách hàng, khiến khách hàng cảm thấy an tâm hơn.

Tìm hiểu thêm: Bí kíp tăng tỷ lệ chuyển đổi với Video sản phẩm 

  1. Thêm đề xuất sản phẩm 

Nhà bán hàng tăng tỷ lệ chuyển đổi bằng cách đề xuất các sản phẩm phù hợp với đúng khách hàng vào đúng thời điểm. Đó cũng là một trong những thủ thuật mà các sàn thương mại điện tử hiện nay sử dụng để thúc đẩy doanh số bán hàng. Có rất nhiều cách để đề xuất sản phẩm, ví dụ như: 

  1. Thêm nhận xét, đánh giá

Đánh giá sản phẩm từ khách hàng là thước đo cực kỳ quan trọng cho uy tín của nhà bán hàng khi kinh doanh Thương mại điện tử. Đọc đánh giá là bước đầu tiên của quá trình quyết định mua hàng đối với 95% người mua sắm. Sản phẩm có nhiều lượt đánh giá và được đánh giá tốt sẽ giúp người mua tin tưởng hơn và quyết định mua hàng nhanh hơn. Để có được những đánh giá tốt từ khách hàng thì nhà bán hàng phải đảm bảo về: chất lượng sản phẩm, giao hàng đúng hạn/nhanh và chính sách chăm sóc khách hàng tốt. Nhà bán hàng có thể liên hệ nhờ người mua đánh giá sau khi đơn hàng hoàn tất nhưng hãy cho người mua thời gian để trải nghiệm sản phẩm thì mới có những đánh giá khách quan và chi tiết nhất về chất lượng sản phẩm. Hoặc nhà bán hàng có thể thêm thư cảm ơn vào trong gói hàng để nhắc khách hàng đánh giá và nhận xét sản phẩm. Ngoài ra, Nhà bán hàng còn khuyến khích người mua đánh giá bằng cách tặng mã giảm giá áp dụng cho các đơn hàng lần sau. Bằng cách này, người mua có thể sẽ quay lại mua hàng và nhà bán hàng có những đánh giá chất lượng. 

No description available.

Trên đây là một ví dụ về bài đánh giá tuyệt vời của khách hàng đã thu hút 67 lượt like. Bài đánh giá thu hút nhiều lượt like như vậy là vì bài đánh giá đã mô tả chi tiết đặc điểm của chiếc quần, có xếp hạng sao, có ngày đánh giá và có hình ảnh thật từ khách.

Nhà bán hàng đừng quên trả lời đánh giá của khách hàng kể cả những đánh giá tích cực hay tiêu cực. Phản hồi của bạn mang lại trải nghiệm cá nhân tích cực đến khách hàng, cho thấy nhà bán hàng quan tâm đến khách hàng của mình. 

  1.  Chiến lược giá cả 

Giá cả cũng là có một vai trò quan trọng quyết định xem khách có mua hàng hay không. Nhưng điều này không có nghĩa là khách hàng thích giá rẻ nhất, đôi khi giá rẻ khách hàng cũng lo sợ về chất lượng sản phẩm không tốt. Hoặc có thể giá rẻ làm cho tỷ lệ chuyển đổi cao nhưng lợi nhuận thì ít. Khách hàng có xu hướng tìm kiếm một sản phẩm có mức giá hợp lý nhất. Nhà bán hàng cần có chiến lược định giá sản phẩm. Cách tốt nhất để định giá cho sản phẩm là dựa vào giá trị bạn đem lại cho khách hàng: chất lượng sản phẩm, dịch vụ hậu mãi… Nhà bán hàng cũng cần so sánh giá sản phẩm của bạn so với đối thủ cạnh tranh để thiết lập một mức giá hấp dẫn nhất so với đối thủ. Ngoài ra, khách hàng bị hấp dẫn bởi những chương trình giảm giá nên nhà bán hàng cũng nên thiết lập % giảm giá để thu hút khách hàng. Tuy nhiên cũng không nên thiết lập % giảm giá quá cao để tránh làm khách hàng nghi ngờ. Nhà bán hàng cũng có thể thiết lập mã giảm giá để thúc đẩy khách hàng mua nhiều sản phẩm hơn trong một đơn hàng. 

  1. Đơn giản hóa các bước thanh toán

Nhiều khi sản phẩm của bạn rất tốt, giá cả cạnh tranh nhưng khách hàng vẫn từ bỏ giỏ hàng khi các bước thanh toán đơn hàng rườm rà và phức tạp. Hãy hoàn tất giao dịch bán hàng và tăng tỷ lệ chuyển đổi bằng cách cung cấp trải nghiệm thanh toán chất lượng cao cho khách hàng của bạn.

Bạn có thể yêu cầu khách hàng tạo một tài khoản để hoàn tất giao dịch mua hàng nhưng quá trình đăng ký tài khoản cần đơn giản. Ví dụ như đăng ký tài khoản không mất phí, không yêu cầu xác nhận email, không yêu cầu tải ứng dụng xuống hoặc thay đổi thiết bị để hoàn tất giao dịch. Bạn cũng có thể cho phép khách hàng thanh toán mà không cần tạo tài khoản. 

Có nhiều tùy chọn thanh toán cho khách hàng lựa chọn: Thanh toán bằng tiền mặt khi nhận hàng, thanh toán qua thẻ, qua ví điện tử… nhưng phải đảm bảo an toàn. 

Trang thanh toán có thể có nhiều trường điền khác nhau nhưng không yêu cầu điền bắt bắt tất cả các trường. Ví dụ như khách hàng cá nhân mua sắm sản phẩm thì không phải điền các trường liên quan đến doanh nghiệp như tên công ty, mã số đăng ký kinh doanh của công ty…

Trang thanh toán không nên có những yếu tố phân tâm; giá của sản phẩm phải nhất quán, rõ ràng trong suốt quá trình thanh toán. Bạn phải thông báo về mọi khoản phí bổ sung ở bước thanh toán ví dụ như phí vận chuyển, phí dịch vụ…