O2O: Phân tích kinh doanh online đến offline

Mô hình kinh doanh O2O là chiến lược cần thiết để duy trì ngành công nghiệp bán lẻ.

Mô hình kinh doanh O2O ( Online to Offline ) dần đã trở nên quen thuộc và trở thành chiến lược mà bất cứ doanh nghiệp nào cũng cần áp dụng để có thể duy trì tình hình kinh doanh của mình.

Thời gian gần đây, các nhà bán lẻ toàn thế giới đã bất ngờ đã bị choáng ngợp bởi chỉ số báo cáo và dự đoán tiêu dùng online trên toàn cầu. Chi phí dành ra cho mua sắm trực tuyến tại Anh được kì vọng sẽ tăng 30% vào năm 2023. Và con số này gần gấp 3 lần so với toàn bộ số liệu của 3 quý trong năm 2017. Doanh số thương mại điện tử được tính toán rằng chiếm đến 14,6% ( 27 tỉ đô ) doanh số toàn thế giới trong năm 2022. 

Ta có thể nhận thấy những con số khủng khiếp của doanh thu Thương mại điện tử và việc phát triển quá nhanh gây ra sự lo lắng đối với các nhà bán lẻ truyền thống.

Tuy nhiên, viễn cảnh mua sắm trực tuyến xóa bỏ mua sắm offline dường như không thể xảy ra vì ngành bán lẻ đang dần dịch chuyển đến một phương thức mới đó là O2O. Các kênh bán hàng online và offline đều cần thiết để thành công.

Dấu hiệu có thể nhìn rõ nhất của sự thay đổi này là thương hiệu Whole Foods được Amazon mua lại, nhằm thực hiện chiến lược O2O của mình. Điều này cho thấy sự quan tâm của gã khổng lồ thương mại điện tử trong việc chuyển sang kinh doanh kết hợp online và offline. 

Dành cho những người có nhu cầu phát triển bán lẻ trên các nền tảng thương mại điện tử: “Giờ là lúc cần biết về thương mại điện tử O2O và cách thức nó hoạt động. Cũng như lợi ích từ việc kinh doanh này và làm thế nào để bắt đầu thực hiện chiến dịch O2O”

2. Lợi ích từ mô hình kinh doanh O2O

Có thể dễ dàng nhận ra ngay, O2O là viết tắt của Online to Offline

Đây là một mô hình kinh doanh mới, nhà bán lẻ sẽ áp dụng chiến lược bán hàng đồng thời đầy mạnh trên cả kênh online và kênh offline.

Sử dụng công cụ marketing online và quảng cáo, nhà bán lẻ có thể tìm kiếm được các khách hàng tiềm năng của mình. Nhận thức của họ về sản phẩm và dịch vụ gia tăng và như một điều đương nhiên, họ sẽ ghé mua sản phẩm của bạn tại các cửa hàng thực tế.

Hoặc một ví dụ như sau: Khi một khách hàng nhận được một email có mã giảm giá, họ sẽ ghé qua cửa hàng và sử dụng mã giảm giá đó khi mua hàng.

Hình thức này đã được áp dụng lần đầu nhiều năm về trước. Trong khi các kênh bán lẻ online trở nên ngày càng phổ biến, và trở thành sự bổ sung với các cửa hàng truyền thống thay vì cạnh tranh với nhau.

Bắt đầu một kênh bán hàng online, chủ cửa hàng có thể có một lượng khách lớn hơn rất nhiều.

Hóa ra: Các nhà bán lẻ có thể tiếp cận nhiều khách hàng hơn những người từng bước qua cửa hàng. Hơn nữa, những khách hàng đó được xác định online dựa trên thông tin và sở thích của họ, giúp tạo ra nhiều khách hàng tiềm năng hơn so với tiếp thị truyền thống.

Các chủ cửa hàng đã nhận ra những lợi ích khác của việc có một trang web, điều này khuyến khích họ bắt đầu kinh doanh O2O.

Chiến lược này cũng thu hút nhiều nhà bán lẻ sinh ra từ Bán hàng online – dẫn đến một cuộc cách mạng mới trong lĩnh vực bán lẻ. Ban đầu, cuộc cách mạng O2O được dẫn dắt bởi Alibaba, gã khổng lồ thương mại điện tử thứ hai trên toàn thế giới.

Trong một hội nghị được tổ chức tại Hàng Châu vào năm 2016, Jack Ma, người sáng lập và chủ tịch của Tập đoàn Alibaba Group Holding đã đưa ra khái niệm “Bán lẻ mới” được thúc đẩy bởi “Sự tích hợp online, offline, hậu cần và dữ liệu trên một chuỗi giá trị duy nhất”.

Ông đã chỉ ra rằng: “Với sự gia tăng chóng mặt của Thương mại điện tử, nó sẽ dần trở thành hình thức mua sắm truyền thống”, những nhà bán hàng chỉ bán hàng thuần qua Thương mại điện tử sớm muộn sẽ phải đối mặt với rất nhiều thách thức”.

Gần đây, thương vụ mua lại Whole Foods của Amazon cũng gây chấn động thế giới, báo hiệu dấu ấn mở rộng của hãng này sang các kênh bán hàng offline.

Bây giờ: Việc hai nhà bán lẻ điện tử lớn nhất thế giới thể hiện sự quan tâm của họ đối với thương mại O2O là bằng chứng mạnh mẽ nhất về sức mạnh của mô hình bán lẻ này.

Vậy Magento hoặc Magento POS có liên quan gì đến việc này?

Trở lại những năm 2010 ( 2 năm sau khi Magento ra đời ), mọi người bắt đầu đánh giá cao tiềm năng của thương mại online đến offline và gọi đó là “cơ hội nghìn tỷ đô”.

Trở về với ý tưởng mô hình online đến offline: những ngày đầu, quan điểm chính của chiến dịch này là “tìm ra khách hàng online và tạo cơ hội cho họ trải nghiệm những cửa hàng thực tế”.

Dựa trên ý tưởng này, các nhà bán lẻ cần phát triển chiến dịch O2O, làm nó trở nên hiệu quả và có sức mạnh hơn.

Để tì kiếm các khách hàng online, nhà bán lẻ có thể dùng quảng cáo hoặc chiến thuật tiếp thị Marketing như là email giảm giá, các chiến dịch trên mạng xã hội hay các bài đăng blog.

Những phương pháp này giúp định vị khách hàng mục tiêu và hướng họ đến thăm các cửa hàng thực tế.

Nhưng để khuyến khích các khách hàng online tích cực mua sắm offline, nhà bán lẻ cần đưa cho họ nhiều lợi ích hơn.

Điều này phải bắt đầu từ việc đón tiếp tại cửa hàng đến thanh toán tiền mặt, giao hàng miễn phí, trung tâm hỗ trợ, địa điểm nhận hàng hoặc trung tâm bán hàng trực tuyến trong các cửa hàng bán lẻ của họ.

Nhà bán lẻ bây giờ có thể quản lý vận hành thời gian thực thông qua các kênh bán (đa kênh) với các tính năng được thiết kế để biến đổi và tự động hóa hoạt động bán lẻ hàng ngày.

Chiến lược có thể thay đổi tùy thuộc và các dòng sản phẩm mà nhà bán lẻ đang bán

2. Lợi ích từ kinh doanh O2O

Lợi ích đầu tiên và quan trọng nhất đó là mô hình O2O có thể mang cho nhà bán lẻ nhiều danh tiếng.

Làm thương hiệu trở nên dễ dàng và hiệu quả hơn với nhiều chức năng hiện đại như quảng cáo, mạng xã hội, ví điện tử, SMS, ứng dụng điện thoại, tin nhắn đẩy, .. kết hợp với phân tích dữ liệu theo thời gian thực, tích hợp hệ thống, AI.

Một ví dụ cho việc này:

Một người đàn ông lướt web online và tìm mua quả cho bạn gái anh ta vào dịp Giáng sinh.

Ngay trong bài viết gợi ý những món quà nên mua dịp giáng sinh, anh ta có thể nhìn thấy hình ảnh của một set quà Giáng sinh được giới thiệu bởi một hãng mỹ phẩm.

Nếu anh ta ấn vào ảnh đó, anh ta đã thể hiện sự thích thú và quan tâm đến sản phẩm – đây chính là lí do giúp các hãng tìm kiếm khách hàng tiềm năng của họ.

Những chiến thuật Marketing này giúp tạo ra các thương hiệu, sản phẩm, nhận thức về dịch vụ với chi phí thấp và trong thời gian ngắn.

Một nhân tố quan trọng giúp mô hình O2O thành công chính là duy trì lòng trung thành của khách hàng và đồng thời gia tăng doanh thu. 

Thương mại điện tử O2O tuân theo chiến dịch cho phép nhà bán lẻ tối ưu hóa trải nghiệm của khách hàng.

Điểm mấu chốt ở đây là gì?

Trong hành trình mua sắm, khách hàng được cung cấp những đặc quyền online và offline mà họ không thể chối từ.

Với tất cả thông tin về thương hiệu, sản phẩm hoặc dịch vụ có sẵn trực tuyến, khách hàng có thể đưa ra quyết định nhanh hơn và thông minh hơn về những gì họ sẽ mua.

Hơn nữa, việc mua hàng thuận tiện và được cá nhân hóa hơn nhiều khiến khách hàng cảm thấy thật thú vị khi mua một thứ gì đó.

Thương mại O2O cũng cho phép các nhà bán lẻ xây dựng cơ sở dữ liệu về thông tin của khách hàng bao gồm tên, tuổi, địa chỉ, sở thích và thậm chí cả hành vi mua sắm của họ.

Việc này có thể cải thiện chiến lược của các thương hiệu, sao cho phù hợp với chân dung và hành vi khách hàng nhất – từ đó dẫ đến mức độ trung thành của khách hàng cao hơn. 

Khi một công ty nhận được sự tương tác từ khách hàng, công ty đó sẽ thấy doanh thu tăng đáng kể, cả ngắn hạn và dài hạn.

Khi được sử dụng kết hợp hiệu quả với hệ thống POS trang bị các tính năng tích điểm thưởng, nhà bán lẻ còn có thể thoải mái khai thác và phát triển cơ sở dữ liệu khách hàng đã xây dựng.

Một lợi ích nữa của bán lẻ O2O là chiến lược này giúp tăng tốc độ tiếp cận thị trường của bạn bằng cách giảm thiểu thời gian tiếp thị.

Thu thập sở thích và hành vi mua sắm trực tuyến của khách hàng, O2O giúp giảm thời gian một sản phẩm được hình thành cho đến khi nó sẵn sàng để bán.

Ví dụ:

Các kênh trực tuyến có thể giúp cho thương hiệu thời trang biết mặt hàng nào, màu sắc hay kiểu dáng nào được tìm kiếm nhiều nhất, giúp họ đón đầu nhu cầu của khách hàng và tránh tình trạng hết hàng.

3. Vì sao việc mở rộng trực tuyến là cần thiết cho những nhà bán hàng?

Trong một thời gian dài, bán lẻ online được coi là đối thủ cạnh tranh của bán hàng truyền thống. Tuy nhiên, hai mô hình kinh doanh hiện tại được coi là bổ sung cho nhau.

Các nhà bán lẻ nhận ra rằng việc tích hợp các kênh online và offline mang lại doanh thu cao hơn nhiều so với việc chỉ có một kênh. Đối với các chủ cửa hàng, việc mở rộng trực tuyến là điều tất yếu để cải thiện hoạt động kinh doanh của họ trong thời đại số hóa.

Đầu tiên và quan trọng nhất, các kênh online giúp thu thập dữ liệu khách hàng tiềm năng và khách hàng cho mục đích tiếp thị dễ dàng và hiệu quả hơn nhiều

.

Trong hầu hết các trường hợp, đối với khách hàng mua hàng tại các cửa hàng đều khó hoặc không thể thu thập được thông tin cá nhân.

Luôn cần rất nhiều thời gian cho nhân viên bán hàng để có thể thu thập được thông tin chi tiết của khách sau khi mua hàng, chưa kể những khách hàng tiềm năng đến cửa hàng nhưng không mua sản phẩm gì và rời đi mà không được ghi lại.

Một mặt khác: Thu thập và gộp dữ liệu khách hàng có hiệu quả hơn nhiều khi khách hàng có thời gian lướt web của họ.

Đối với những khách hàng không mua sản phẩm nào trong lần đầu tiên, thông tin vẫn có thể được thu thập và chuyển đổi thành các khách hàng tiềm năng trong tương lai.

Với một lượng lớn thông tin chất lượng, các nhà bán lẻ có thể dùng các phương pháp marketing như là email marketing để có thể chuyển đổi và duy trì sự trung thành của khách hàng đối với công việc kinh doanh của họ.

Các kênh bán hàng online giúp nhà bán lẻ tiếp cận được khách hàng tiềm năng mới khi họ sử dụng công cụ tìm kiếm.

Khả năng ai đó tìm thấy cửa hàng trực tuyến của bạn thông qua các công cụ tìm kiếm cao hơn nhiều so với khả năng họ đi ngang qua cửa hàng của bạn.

Đặc biệt, trong thời đại “Internet of Things” khi một nửa dân số toàn cầu sở hữu điện thoại thông minh, người mua sắm tìm kiếm sản phẩm trực tuyến trước khi mua bất cứ thứ gì hàng ngày.

Do đó, nếu chỉ bán tại các cửa hàng truyền thống sẽ bỏ lỡ nhiều khách hàng tiềm năng và giảm doanh thu.

Một yếu tố khác khiến trang web trở nên quan trọng đối với nhà bán lẻ đó chính là nó cho phép khách hàng mua sắm tại bất cứ nơi nào, bất cứ thời điểm nào mà họ thích.

Các kênh trực tuyến giúp doanh nghiệp của bạn luôn sẵn sàng phục vụ khách hàng 24/7.

Nhưng điểm mấu chốt là:

Họ không cần phải đợi đến 8h sáng hôm sau để mua một chiếc váy mà mình yêu thích hay cần vội vã xếp hàng dài sau giờ làm việc để mua một thỏi son môi.

Hơn nữa, khách hàng được trao quyền lựa chọn phương thức thanh toán và vận chuyển, giúp việc mua hàng trở nên thú vị hơn.

Một lần nữa, với hệ thống điểm bán hàng đa kênh, các nhà bán lẻ có thể có cả hai hệ thống tốt nhất trên thế giới đồng bộ hóa hợp lý hóa cả kinh doanh online và offline.

Hệ thống này cung cấp thanh toán tiện lợi hoặc thanh toán bằng tiền mặt tại cửa hàng để có các phương thức thanh toán đơn giản hơn và được miễn phí vận chuyển, nhận hàng tại cửa hàng, địa điểm nhận hàng hoặc trung tâm bán hàng trực tuyến để giao hàng thuận tiện hơn.

Cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng, khách hàng sẽ được phục vụ chuyên nghiệp hơn với dịch vụ hỗ trợ khách hàng trực tuyến.

Các kênh bán online cho phép các nhà bán lẻ giao tiếp tốt hơn với khách hàng.

Và đây là lí do:

Họ phân khúc khách hàng thành các nhóm khác nhau dựa trên thông tin được cá nhân hóa.

Khách hàng sẽ nhận được thông tin và dịch vụ được thiết kế để nhắm mục tiêu đến họ.

Hơn nữa, các kênh online sẽ tăng khả năng hiển thị của các chương trình khuyến mãi tại cửa hàng và cung cấp chúng cho mọi khách hàng chỉ bằng một email hoặc tin nhắn đẩy.

Khách hàng có rất nhiều cách để tiếp cận với khuyến mãi thay vì việc chỉ nhìn thấy thông báo dán tại các cửa hàng.

4. Sự quan trọng của cửa hàng thực tế

Dù Thương mại điện tử có phát triển nhanh ra sao, 80% các hoạt động mua bán vẫn được diễn ra tại các cửa hàng thực tế.

Chính là vì không có sự tiện lợi nào có thể thay thế được cảm giác tin tưởng và thỏa mãn khi khách hàng nhìn thấy trực tiếp và có thể được sờ vào sản phẩm.

Đối với một số dòng sản phẩm như thời trang và phụ kiện, khách hàng vẫn thích mua tại cửa hàng hơn thay vì mua online.

Lí do là gì?

Họ muốn được chạm, cảm nhận và thử nó.

Mặc dù khách hàng có thói quen tìm kiếm sản phẩm online trước khi mua, nhưng có một điều không chắc chắn rằng họ sẽ đặt đơn hàng ngay tại website.

Chính vì vậy, các cửa hàng thực tế mà khách hàng có thể ghé qua và mua trực tiếp có thể xây dựng được lòng tin cho họ và làm họ cảm thấy muốn quay trở lại mua hàng tiếp.

Hệ thống kết hợp này rất có ích, đặc biệt nó sẽ giúp khách hàng có thể kiểm tra hàng tồn kho thực tế tại các cửa hàng.

Những điều nhỏ này có thể thúc đấy hình ảnh thương hiệu của bạn trở nên tuyệt vời hơn trong mắt khách hàng.

Số liệu phân tích cho rằng đối với các cửa hàng mà khách hàng đặt hàng online và nhận hàng tại store hoặc đổi hàng tại store và mua thay sản phẩm khác được cũng có doanh thu cao hơn so với thông thường.

Nhận hàng tại cửa hàng dường như là một trong những tính năng hot nhất mà các doanh nghiệp thương mại điện tử cung cấp hiện nay, đặc biệt là trong bối cảnh đại dịch COVID.

Chỉ có những hệ thống POS tân tiến mới có thể hỗ trợ cho bạn.

Nó cho phép khách hàng bắt đầu hành trình mua sắm online và kết thúc offline, miễn là họ hài lòng với sản phẩm và có trải nghiệm mua sắm thuận tiện.

Bên cạnh đó, trả lại hàng tại cửa hàng cũng là một chiến thuật phổ biến của các nhà bán lẻ khi họ nhận ra rằng hầu hết khách hàng cảm thấy việc gửi lại hàng qua đường bưu điện hoặc chuyển phát nhanh rất phức tạp và tốn thời gian.

Trong cả hai trường hợp, khi khách hàng đến cửa hàng thực tế, hầu hết họ đều có thể mua thêm các sản phẩm khác ngoài sản phẩm ban đầu mà họ quan tâm.

Một trong những lí do khiến kinh doanh thương mại điện tử cần một cửa hàng thực tế là việc khách hàng trải nghiệm được những dịch vụ trực tiếp. Điều đã được chứng minh là tăng doanh thu bán hàng.

Mặc dù khách hàng có thể tìm kiếm thông tin online, họ vẫn thích thú với việc nhận lời khuyên về sản phẩm từ nhân viên bán hàng.

Một cuộc khảo sát của Time Trade’s State đã chỉ ra rằng 30% khách hàng muốn nhận được gợi ý từ nhân viên bán hàng.

Trong khi 90% họ có ý định mua hàng sau khi nhận được tư vấn chân thật nhân viên bán hàng.

Một lí do khách khiến cửa hàng thực tế trở thành trợ thủ đắc lực cho Thương mại điện tử là nó tiết kiệm thời gian và tiền bạc với hậu cần tốt hơn và thu hút tương tác từ các cửa hàng online.

Chuỗi cung ứng luôn là “gót chân của Achiles” của các nhà bán lẻ, và nó còn thậm chí còn đặc biệt quan trọng hơn trong ngành bán lẻ trực tuyến.

Với lượng lớn các chuỗi kinh doanh Thương mại điện tử, nhà bán lẻ phải đảm bảo hoạt động quản lý hàng tồn kho cũng như các vấn đề hậu cần, đóng gói.

Một cửa hàng thực tế có thể thay thế nhà kho hay trung tâm hoàn tất đơn hàng, việc này sẽ giúp nhà bán lẻ rất nhiều trong việc cải thiện hệ thống phân phối.

Hơn hết: 

Theo một báo cáo của Death of Pureplay Retail, việc mở một cửa hàng thực tế sẽ làm tăng số lượt truy cập vào các trang thương mại điện tử.

Những yếu tố này tạo thuận lợi đáng kể cho các doanh nghiệp bán lẻ trực tuyến.

Tổng kết

Vì thế giới bán lẻ đang ngày càng thay đổi và phát triển, nhà bán lẻ cần liên tục giữ vững và cập nhật các cách mạng công nghệ hóa mới nhất.

Rõ ràng là kinh doanh O2O hiện là một trong những chiến lược phổ biến nhất trong ngành bán lẻ và không ai muốn trở thành người ngoài cuộc trong cuộc đua này.

Nguồn: Magestore

Bài viết mới nhất

Bạn có 15 ngày sử dụng miễn phí khi đăng ký Omisell và hoàn tiền bất kỳ lúc nào bạn muốn.