Chương trình Flash Sale là cơ hội tuyệt vời cho nhà bán hàng có thể đẩy mạnh doanh số bán hàng, tăng độ nhận diện thương hiệu và xây dựng khách hàng trung thành. Tuy nhiên, không phải chương trình Flash Sale nào cũng đem lại hiệu quả như ý muốn. Vậy đâu là lý do khiến Flash Sale thất bại? Hãy cùng Omisell tìm hiểu những nguyên nhân đó qua bài viết dưới đây nhé!

Làm Flash Sale liên tục, không có định hướng

Có nhiều nhà bán hàng đang “lạm dụng” chương trình Flash Sale để kích cầu, và đây chính là lý do khiến Flash Sale phản tác dụng. Nhà bán hàng vô tình không biết rằng việc làm “sale ngày đêm” này đã khiến người tiêu dùng mất niềm tin vào thương hiệu, cho rằng sản phẩm của bạn “sớm muộn gì cũng sale”. 

Đừng làm khách hàng luôn có tâm lý “Đợi sale rồi mới mua”. Các chương trình flash sale vốn chỉ xuất hiện trong thời gian ngắn để đẩy hàng tồn, giờ đây liên tục xuất hiện đều đặn mỗi tháng, thậm chí mỗi ngày từ các shop cũng khiến khách hàng chóng mặt. Vì thấy Flash sale liên tục nên người tiêu dùng từ tâm lý “thấy sale là mua” để không bỏ lỡ dịp mua hàng giá rẻ hơn chuyển thành “đợi sale” hãy mua cho tiết kiệm.

Hậu cần chưa tốt

Trước khi diễn ra một chiến dịch Flash Sale, bạn cần đảm bảo mọi thứ về hậu cần phải được sẵn sàng để ứng phó với mọi tình huống. Chuẩn bị thật tốt để trải nghiệm khách hàng không bị gián đoạn. 

Một chương trình Flash Sale hậu cần chưa tốt có thể kể đến:

Trước khi diễn ra Flash Sale, nhà bán hàng cần kiểm tra sản phẩm tham gia chương trình là gì, tồn kho có đủ đáp ứng số lượng bán ra trong mọi tình huống hay không. Việc hết hàng ngay đang trong thời gian Flash Sale chắc chắn sẽ đem lại trải nghiệm không mong muốn cho mọi khách hàng. Đây là lý do quan trọng nhất khiến cho Flash Sale của bạn thất bại.

Điều không thể bỏ qua trong khâu hậu cần chính là việc chăm sóc khách hàng của cửa hàng. Lượng khách hàng trong đợt Flash Sale sẽ tăng đột biến, ngoài việc tập trung cho khâu vận hành (nhặt hàng, đóng hàng,..) thì bạn cần dồn lực vào việc trả lời tin nhắn, giải đáp thắc mắc của khách hàng. 

Để tránh quá tải cho nhân viên chăm sóc khách hàng, nhà bán hàng cần đưa ra những chính sách, quy định đổi trả rõ ràng cho những sản phẩm nằm trong danh sách Flash Sale. Ngay cả khi là sản phẩm Flash Sale nhưng cũng nên đưa ra một sự đảm bảo/cam kết về chất lượng cho khách hàng của mình.

>>> Xem thêm: Hướng dẫn “xả hàng” nhanh chóng với chương trình bán hàng Flash Sale?

Vậy Flash Sale như thế nào để thành công?

Đối với một doanh nghiệp lớn hay nhỏ thì bạn phải nhớ mục đích đưa ra chương trình Flash Sale để làm gì. Có nhiều lý do để tổ chức một chương trình Flash Sale:

Nhà bán hàng cần làm là: 

Flash Sale là một chương trình giảm giá hấp dẫn, rất tốt để cho nhà bán hàng đẩy mạnh doanh số và gia tăng khách hàng. Tuy nhiên đây cũng chính là con dao hai lưỡi khiến việc từ yêu thích sang “quay lưng” của khách hàng nếu như bạn làm chưa tốt. Có rất nhiều doanh nghiệp đã đẩy giá sản phẩm lên cao để Flash Sale, tuy nhiên chiêu thức này đã bị rất nhiều khách hàng thông thái “lật tẩy”. Hãy ghi nhớ rằng, sự chân chính mới là con đường kinh doanh lâu dài!

OmiSocial được tạo ra để đáp ứng nhu cầu thực hiện các chương trình push sale, upsell và cross-selling (bán chéo) cho doanh nghiệp – điều mà nhiều nhà cung cấp website hiện nay còn hạn chế.

Những lợi ích khi lựa chọn OmiSocial để chạy các chương trình Flash Sale

Với các lợi ích này, việc sử dụng OmiSocial để chạy các chương trình Flash Sale ngoài sàn trở nên đơn giản hơn rất nhiều. Hiện OmiSocial đang trong giai đoạn chạy thử nghiệm và chưa đi vào hoạt động chính thức, tuy nhiên bạn có thể đăng ký trở thành một trong những đơn vị đầu tiên dùng thử OmiSocial tại đây.

Có thể bạn quan tâm:

>>> Chương trình Flash Sale phù hợp với những ngành hàng nào?

>>> Vì sao các nhãn hàng hay tham gia các chương trình Flash Sale?

>>> Vì sao bạn cần sử dụng OmiSocial cho các chương trình Flashsale?