Khi bạn đã có một vài nhà cung cấp trong tầm ngắm của mình, bạn sẽ muốn nhận được báo giá. Tuy nhiên, trước khi có được bảng báo giá chi tiết hãy thương lượng thật rõ với bên nhà sản xuất nguồn hàng của bạn về những điều dưới đây:

1. Khả năng đáp ứng các đơn hàng tùy chỉnh

Nếu như bạn muốn đặt các đơn đặt hàng sản xuất theo ý tưởng sản phẩm của riêng mình thì trước khi có bảng báo giá bạn cần xác minh được năng lực sản xuất của nhà cung cấp đó. Để đánh giá được điều này bạn có thể xem qua các sản phảm hiện tại họ đang có và các khách hàng đối tác đang làm việc với họ xem có những điểm tương đồng với các đặc điểm sản phẩm mình muốn làm hay không.

Ngoài ra các yếu tố như kỹ năng và các nguồn tài nguyên cũng là những điều cần phải cân nhắc.

2. Thời gian chuẩn bị hàng hóa để giao hàng

Mất bao lâu để sản xuất và vận chuyển các mặt hàng? Bạn hãy thảo luận rõ với nhà cung cấp về vấn đề này và cần có những quy định rõ ràng về thời hạn này trong hợp đồng kèm các điều khoản phạt. Bạn chắc chắn sẽ không muốn làm việc với những nhà sản xuất mất vài tháng để phân phối sản phẩm của bạn trong khi đối thủ của bạn chỉ mất vài tuần đâu đúng không?

3. Chi phí vận chuyển

Vận chuyển chiếm một phần lớn chi phí kinh doanh của bạn. Hãy tìm hiểu chi phí vận chuyển của nhà sản xuất xem giá vận chuyển đã được tính luôn trong giá bán sản phẩm chưa để xác định xem chi phí đó sẽ ảnh hưởng như thế nào đến lợi nhuận của bạn.

4. Số lượng đặt hàng tối thiểu

Đây là một điều quan trọng cần quan tâm với những nhà cung cấp làm việc lần đầu. Tuy nhiên bạn không nên đề cập nó đầu tiên với các nhà cung cấp để tránh mang lại cảm giác thiếu kinh nghiệm kinh doanh của mình. Sau khi đã xác định những đặc điểm phía trên, bạn cần nắm rõ và xem thử có thể thỏa thuận về số lượng mặt hàng tối thiểu bạn phải đặt trước khi họ bắt đầu sản xuất sản phẩm của bạn như thế nào cho hợp lý.

Không có gì lạ khi một nhà sản xuất yêu cầu cam kết mua hàng trăm hoặc thậm chí hàng nghìn sản phẩm cho đơn hàng đầu tiên của bạn, tùy thuộc vào sản phẩm và nhà sản xuất.

Số lượng hàng hóa tối thiểu cho một đơn hàng gây khó khăn khi bạn có nguồn vốn hạn chế hoặc muốn bắt đầu với quy mô nhỏ và thử nghiệm thị trường trước khi mua hàng lớn hơn. Điều tốt là con số này hầu như luôn có thể thương lượng.

Trước khi bạn thương lượng, hãy hiểu lý do tại sao nhà cung cấp đã áp đặt mức tối thiểu như vậy. Có phải vì có rất nhiều công việc phải trả trước? Hoặc có thể là do họ thích làm việc với những người mua lớn hơn. Hiểu được những lý do đằng sau mức tối thiểu sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về vị trí của họ và cho phép bạn thương lượng và đề xuất đề nghị tốt nhất.

5. Giá mỗi sản phẩm là bao nhiêu

Trong khi thương lượng số lượng đặt hàng tối thiệu, bạn cũng sẽ cần thương lượng giá cho mỗi đơn vị sản phẩm. Đơn đặt hàng càng lớn, chi phí cho mỗi đơn vị sản phẩm của bạn càng thấp. 

6. Yếu tố độc quyền

Nếu như bạn là nhà bán lẻ đầu tiên nhập hàng từ nhà cung cấp này hoặc bạn mất thêm chi phí mua công cụ để nhà sản xuất tạo ra sản phẩm của bạn hay bạn đặt hàng theo mẫu thiết kế riêng thì đừng ngại yêu cầu quyền lợi phân phối độc quyền sản phẩm đó.  Bạn cũng có thể yêu cầu tính độc quyền với các sản phẩm này chia theo lãnh thổ, thị trường hoặc trên toàn bộ các mặt.

7. Kinh phí đầu tư ban đầu

Đôi khi các nhà sản xuất sẽ tính phí để có thiết bị sẵn sàng sản xuất hàng hóa của bạn. Bạn cần hỏi để nắm rõ điều này để tính toán rõ bài toán tài chính cho doanh nghiệp của mình.

8. Lỗ hỏng trong chính sách bán hàng

Hãy xem kỹ các quy trình sản xuất và nhập hàng tử nhà cung cấp và xem xét các giả thiết về việc hàng hóa sản xuất ra bị lỗi hoặc không chính xác. Xác định rõ trách nhiệm liên quan của các bên và hãy làm rõ các khoản chi phí bồi thường nghĩa vụ hoặc phí vận chuyển khi phát sinh lỗi trong các tình huống xảy ra tranh chấp để đàm phán chúng một cách rạch ròi ngay từ ban đầu.

9. Đạo đức của nhà cung cấp

Nếu bạn muốn hợp tác với một nhà sản xuất hay tìm hiểu về các điều kiện của nhà máy, và xem chúng tác động như thế nào đến môi trường và người lao động. Nếu bạn đang muốn hợp tác với một nhà phân phối hay đại lý thì hãy tham khảo ý kiến từ những bạn hàng của họ để hiểu rõ cách làm việc và uy tín của họ trong ngành.

10. Các điều khoản thanh toán

Một nhà cung cấp sản xuất tốt sẽ sẵn sàng đàm phán các điều khoản thanh toán. Họ sẽ không yêu cầu trả trước 100% trước khi giao hàng (và nếu họ làm vậy, thì đó là một dấu hiệu cảnh báo nguy cơ lừa đảo rất lớn). Bạn có thể tìm ra một thỏa thuận với họ. Yêu cầu trả trước 50%, nhận hàng 50% sau. Điều này giúp cả hai bên chịu trách nhiệm về đơn đặt hàng và không để lại quá nhiều rủi ro cho cả hai bên. 

11. Lưu ý trong quy trình đặt hàng nhà cung cấp

Đây là phần lưu ý dành riêng cho những doanh nghiệp muốn đặt hàng các sản phẩm theo thiết kế của mình.

Truyền đạt thiết kế sản phẩm

Khi bạn nói chuyện với một nhà sản xuất tiềm năng, hãy hỏi xem họ có thể tạo ra thiết kế của bạn hay không. Hãy đảm bảo bạn truyền đạt ý tưởng của bạn đủ rõ ràng cụ thể qua một số tài liệu như bản phác thảo, bản mô tả hoặc ảnh tham khảo.

Một số nhà sản xuất có quy trình phát triển sản phẩm với tạo mẫu và mô hình 3D — nhưng quá trình này có thể khá đắt đỏ.

Trường hợp bên nhà sản xuất không hỗ trợ thiết kế bạn cần tìm một nhà thiết kế độc lập để tạo ra bản thiết kế hoàn thiện cho bạn. Một lựa chọn khác là bạn có thể tìm những xưởng sản xuất thiết kế sản phẩm nhỏ để tạo ra nguyên mẫu và khuôn tùy chỉnh trước.

Đặt hàng mẫu

Trước khi đặt hàng sản xuất hàng loạt, bạn hãy lấy mẫu để kiểm tra trước khi đưa vào sản xuất. Chúng được gọi là mẫu kiểm soát của bạn và được sử dụng để đảm bảo chất lượng và có được sản phẩm nhất quán. 

Giả sử một nhà sản xuất gửi cho bạn một đơn đặt hàng. Bạn mở gói và thấy màu sắc hoàn toàn sai. Bạn có thể sẽ trò chuyện với đối tác sản xuất của mình để sửa lỗi. Nếu họ có bất kỳ nghi ngờ nào về đơn đặt hàng, bạn có thể tham khảo mẫu đối chứng. Điều này cho thấy sản phẩm bạn nhận được không giống như những gì đã thỏa thuận trước đó.

 Đặt hàng

Thực hiện kiểm tra kiểm soát chất lượng 100% trước. Kiểm tra mọi sản phẩm họ đã gửi cho bạn để đảm bảo sản phẩm đó đáp ứng các tiêu chuẩn của bạn. Và nếu bạn hài lòng với mọi thứ, hãy gửi đơn đặt hàng của bạn và bắt đầu quá trình sản xuất!

Bài viết liên quan:

>>> 3 cách tìm nhà cung cấp nguồn hàng cho ý tưởng kinh doanh sản phẩm của bạn

>>> Mở gian hàng tạo và bán sticker online – tại sao không?

>>> 10 ngách kinh doanh phát triển tốt sau thời kỳ đại dịch Covid-19