Zalo ngoài các chức năng nhắn tin, gọi điện miễn phí khi có internet nó còn có các tính năng như một mạng xã hội với các bài đăng cá nhân và các trang bán hàng. Nếu như bạn đang muốn mở thêm kênh bán hàng online cho mình thì Zalo là một sự lựa chọn không tồi. Cùng xem các bước lập kế hoạch để kinh doanh trên zalo hiệu quả trong bài viết dưới đây nhé!

1. Xác định cách thức bán hàng trên Zalo

Trên Zalo có 2 hình thức bán hàng: Bán hàng trên trang các nhân và bán hàng trên trang OA – hay còn gọi là Zalo Page hay Zalo Official Account. 

 Zalo OA có 3 loại tài khoản: Nội dung (dành cho cơ quan báo chí, nghệ sĩ), Doanh nghiệp (Dành cho thương hiệu, doanh nghiệp, cửa hàng giới thiệu sản phẩm ), Cơ quan nhà nước (Dành cho các cơ quan, tổ chức và dịch vụ hành chính công). Khi đăng ký bán hàng với Zalo OA tất nhiên bạn sẽ chọn loại tài khoản Doanh nghiệp. Hiện tại việc đăng ký tài khoản Zalo Page đang không mất chi phí.

Để đưa ra lựa chọn hình thức kinh doanh trên zalo hiệu quả, đầu tiên bạn cần xem xét loại sản phẩm mình bán có phù hợp với quy định bán hàng không. Bạn có thể xem danh mục các sản phẩm bị cấm và hạn chế trên Zalo tại đây. Sau khi xem xét xong về loại sản phẩm bạn có thể bạn trên Zalo bạn có thể xét đến các ưu nhược điểm của 2 hình thức bán hàng trên trang cá nhân Zalo và Zalo Page: 

Bán hàng qua Zalo Cá Nhân:

Ưu điểm: 

  • Không bị tính phí bán hàng
  • Tài khoản có thông tin cá nhân gần gũi với khách hàng hơn

Nhược điểm:

  • Số lượng người tiếp cận được hạn chế do Zalo giới hạn số bạn bè kết bạn trong một lần
  • Không có các tính năng gửi tin nhắn broadcast để thúc đẩy bán hàng


Bán hàng qua Zalo Page:

Ưu điểm:

  • Tiếp cận được số lượng lớn khách hàng tiềm năng thông qua quảng cáo
  • Giao diện được tối ưu để bán hàng như một trang web TMĐT
  • Cho phép cài đặt thêm quản trị viên để quản lý tài khoản

Nhược điểm:

  • Không tối ưu để bán một số sản phẩm 
  • Khó để tiếp cận khách hàng mới trong thời gian đầu mới lập

Hình thức tối ưu nhất để kinh doanh trên zalo hiệu quả là vẫn đăng bán trên Zalo Page và dùng Zalo cá nhân để chia sẻ về Zalo Page để tăng tương tác qua bài viết trên trang hoặc tạo các group chat giới thiệu sản phẩm.

2. Lên kế hoạch đăng bán sản phẩm

Sau khi chọn xong hình thức bán hàng trên Zalo, tiếp đến bạn cần cập nhật thông tin sản phẩm lên để tiếp cận khách hàng. Nếu sử dụng Zalo cá nhân bạn cần căn giờ đăng bài phù hợp với giờ online của những khách hàng của mình. Đối với hình thức bán hàng trên Zalo AO thì cần cập nhật tất cả các sản phẩm lên trang như một shop bán hàng trên sàn TMĐT càng sớm càng tốt. 

3. Quảng bá giúp kinh doanh trên zalo hiệu quả

Không nên chỉ tập trung bán hàng vào tệp khách hàng cũ trên Zalo, bạn có thể quảng bá thêm về kênh bán hàng Zalo của mình trên các mạng xã hội hoặc các nhóm chat để tăng thêm lượng khách hàng tiếp cận. Nếu sử dụng bán hàng trên Zalo AO thì đừng bỏ qua việc quảng cáo trên Zalo để tiếp cận thêm khách hàng.  

kinh doanh trên zalo hiệu quả

Đặc biệt, Zalo có tính năng  “tìm quanh đây” ngoài tác dụng tiếp cận khách hàng ở khoảng cách gần còn là cách quảng bá sản phẩm với chi phí 0 đồng. Bạn có thể chọn theo từng đối tượng, khu vực địa lý và giới tính giúp tăng khả năng khoanh vùng tốt hơn khi tiếp thị tràn lan. 

In mã QR của cửa hàng trên Zalo vào bao bì đóng gói sản phẩm cũng là một cách tiếp thị kênh bán tới các khách hàng cũ giúp kinh doanh trên zalo hiệu quả. 

4. Tối ưu bán hàng trên Zalo

Khi đã có khách hàng đặt mua sản phẩm, bạn cần xây dựng quy trình bán và xử lý đơn hàng một cách tối ưu trên Zalo tránh việc xử lý đơn hàng chậm chạp mang đến trải nghiệm mua hàng không tốt cho khách hàng. 

Ngoài ra bạn cũng có thể dùng kênh bán hàng Zalo để kéo khách hàng về website bán hàng của mình để xây dựng hình ảnh thương hiệu một cách bền vững tránh phụ thuộc vào một kênh bán nào.

Với người bán hàng đa kênh trên nhiều kênh bán thì nên sử dụng các phần mềm quản lý bán hàng đa kênh giúp quản lý đơn hàng tập trung hơn. Omisell là một phần mềm quản lý bán hàng đa kênh có thể kết nối bán hàng trên Zalo AO. Giúp đồng bộ sản phẩm từ các kênh bán khác đăng lên Zalo Page để tiết kiệm thời gian và đồng bộ đơn hàng từ Zalo Page và các kênh bán khác về hệ thống để xử lý đơn hàng đa kênh trên 1 trình quản lý duy nhất. 

5. Đánh giá hiệu quả bán hàng trên Zalo

Khi việc bán hàng trên Zalo đã đi vào vận hành, bạn cần đánh giá hiệu quả bán hàng trên kênh bán này để tối ưu cách làm và phân bổ nguồn lực hợp lý trên các kênh bán khác (nếu có).  

Việc bán hàng trên Zalo rất đa dạng cách làm và cách thức triển khai. Hi vọng qua bài viết trên bạn sẽ tìm ra cách thức kinh doanh trên zalo hiệu quả cho riêng mình.