Với sự phát triển nhanh chóng của Internet và mạng xã hội tại Đông Nam Á, kinh doanh trên mạng xã hội được dự đoán sẽ trở thành xu hướng mới trong ngành TMĐT tại đây. Hiện tại có khoảng 375 triệu người dùng mạng xã hội trên tổng 416 triệu người dùng Internet tại Đông Nam Á. Bạn có thể tiếp cận một lượng khách hàng trên kênh này nế lựa chọn đúng chiến lược. Mặc dù hiện tại vẫn có những rào cản nhất định, nhưng hầu hết các doanh nghiệp trong khu vực đều đồng ý rằng việc kinh doanh trên mạng xã hội sẽ ngày càng có chỗ đứng hơn trong 5 năm tới, theo một nghiên cứu của Econsultancy.

Bằng việc khảo sát 270 nhà tiếp thị trên sàn TMĐT và 270 người tiêu dùng tại khu vực Đông Nam Á, nghiên cứu đã cho thấy phần nào những thông tin về cách người tiêu dùng sử dụng mạng xã hội để mua sắm trực tuyến và cách các nhà bán lẻ đang lên kế hoạch để tận dụng các cơ hội này.

Tiềm năng kinh doanh trên mạng xã hội 

Kinh Doanh Trên Mạng Xã Hội Dưới Góc Nhìn Của Người Bán Hàng Online Tại Đông Nam Á 1

Người Đông Nam Á đang dần mua sắm online nhiều hơn, với 29% người tiêu dùng được học tiêu hơn 100 đô la một tháng cho việc mua hàng online, phần lớn được thúc đẩy bởi mạng xã hội. Họ thường xuyên mua hàng vào buổi chiều và buổi tối, và hầu hết trong số họ (82%) rất chủ động trong việc chia sẻ kinh nghiệm mua hàng của mình lên mạng xã hội.

Những mạng xã hội phổ biến nhất ở Đông Nam Á là Facebook, Youtube, Instagram, WhatsApp và Twitter. Trong số các nền tảng này, Facebook là kênh có sức ảnh hưởng lớn nhất tới TMĐT với 78% người được hỏi cho biết họ có xu hướng mua hàng sau khi nhìn thấy các sản phẩm đó trên Facebook, tiếp theo đó là Youtube (52%). Đây cũng là trang hữu ích nhất để xếp hạng và đánh giá sản phẩm cũng như chia sẻ rộng rãi về kinh nghiệm mua hàng online.

Facebook và Instagram là những kênh phổ biến được người bán lựa chọn, trong khi các trang khác, đặc biệt là Youtube và WhatsApp vẫn là thị trường chưa được khai thác. Do bản chất của chúng là các nền tảng video (Youtube) và nhắn tin (WhatsApp), nên việc các nhà tiếp thị tối ưu hóa nó để bán hàng là một thách thức mặc dù 2 mạng xã hội này có mức độ sử dụng cao và có sức ảnh hưởng lớn tới những người sử dụng Internet.

-> Xem thêm: Sự nở rộ của kinh doanh trên mạng xã hội tại Đông Nam Á

Kế hoạch của người bán hàng online

Gần 70% nhà bán lẻ cho biết rằng doanh thu của họ từ nguồn mạng xã hội đã tăng lên trong vòng 12 tháng qua. 96% trong số đó đồng ý rằng kinh doanh trên mạng xã hội sẽ trở nên quen thuộc và phổ biến hơn trong những năm tới, trong khi 90% nghĩ rằng đó là một trong những kênh điều hướng khách hàng chính cho việc bán hàng online.

Do đó, rất nhiều người coi trọng việc phát triển mạng xã hội trong chiến lược kinh doanh của họ. Ba phần tư trong số họ (76%) lên kế hoạch tăng số lượng nhân viên chuyên trách phát triển kênh mạng xã hội. Cũng khoảng ba phần tư cho biết họ sẽ đầu tư vào việc phát triển công nghệ kinh doanh trên mạng xã hội, 71% sẽ tăng ngân sách để chi cho các hoạt động quảng bá trên kênh này.

Điều mà người tiêu dùng online muốn

Kinh Doanh Trên Mạng Xã Hội Dưới Góc Nhìn Của Người Bán Hàng Online Tại Đông Nam Á 3

Người mua hàng online kỳ vọng vào sự kết nối từ thương hiệu khi mua hàng trên mạng xã hội. Điều này có nghĩa là các hành động tương tác như thích, trả lời bình luận và chia sẻ với các nội dung với khách hàng cần được thực hiện thường xuyên. Họ cũng coi trọng các ưu đãi đặc biệt, hình ảnh / video thật và việc hỗ trợ khách hàng ngay lập tức từ các nhãn hàng. 

Các nội dung do người dùng viết về sản phẩm/dịch vụ được cả người bán và người mua coi là một nguồn thông tin đáng tin cậy vì nó đại diện cho trải nghiệm mua sắm thực sự.

-> Xem thêm: Hành vi mua sắm qua mạng xã hội của thế hệ Z

Thách thức khi bán hàng trên mạng xã hội

Mạng xã hội được phát triển chỉ để phù hợp với các mục đích kết nối xã hội chứ không phải mua sắm. Chỉ một nửa trong số những người tham gia khảo sát nói rằng họ thấy trải nghiệm mua hàng trên mạng xã hội của mình đơn giản và dễ dàng, vì nền tảng này thiếu các công cụ tự động hóa và thường yêu cầu việc trò chuyện thủ công để xác nhận đơn hàng.

Trong khi nhiều công ty thừa nhận tầm quan trọng của mạng xã hội nhưng chỉ một phần trong số họ thực sự tối ưu hóa kênh truyền thông này để bán hàng. 41% các doanh nghiệp không tích hợp đầy đủ các mạng xã hội vào các kênh bán hàng TMĐT của họ. Một số lý do chính là việc thiếu công cụ đo lường, chuyên môn về việc kinh doanh trên mạng xã hội, chưa có mục tiêu phát triển rõ ràng và họ chỉ xem mạng xã hội như là một kênh dịch vụ khách hàng.

Do tầm quan trọng của kênh mạng xã hội như đã đề cập ở trên, các nhà tiếp thị nên xây dựng một kế hoạch bán hàng trên mạng xã hội một cách tổng thể. Việc sử dụng đa dạng nội dung (như hình ảnh, video, đánh giá thực tế của khách hàng) và thường xuyên tương tác trên mạng xã hội thực sự sẽ đem lại trải nghiệm mua hàng tốt hơn cho khách hàng cũng như tăng giá trị thương hiệu. Khi hoàn thiện hệ thống tích hợp xử lý và phân tích đơn hàng, kết hợp với một ngân sách hợp lý cho việc quảng cáo trên mạng xã hội thì doanh nghiệp của bạn đã có một nền tảng vững chắc để phát triển kinh doanh trên mạng xã hội tại Đông Nam Á rồi đó!