Trước đây, để mua một mặt hàng nội thất thường thì chỉ có cách đi xem các sản phẩm/mẫu sản phẩm trực tiếp tại các showroom hoặc cửa hàng kinh doanh ngành hàng nội thất sau đó mua hàng hoặc đặt hàng theo mẫu tại đó. Ngày nay, với sự phát triển của internet đã giúp các doanh nghiệp kinh doanh ngành hàng nội thất mở ra thêm kênh bán hàng mới với nhiều sự lựa chọn hơn.

Đại dịch đã gây ảnh hưởng lớn tới các doanh nghiệp thuộc mọi quy mô, nhưng với việc mọi người dành nhiều thời gian hơn ở nhà hoặc làm việc tại nhà, các sản phẩm đồ nội thất và trang trí nhà đang có xu hướng tăng lên. Nếu bạn đã từng cân nhắc đến việc bắt đầu kinh doanh đồ nội thất hoặc đồ trang trí nhà cửa, thì bây giờ có thể là thời điểm phù hợp.

Trước khi bạn bắt đầu kinh doanh đồ nội thất và trang trí nhà, có một số câu hỏi bạn phải tự hỏi: Bạn cần bao nhiêu tiền để bắt đầu? Yêu cầu không gian của bạn là gì? Bạn sẽ phục vụ thị trường ngách nào? Bạn sẽ thiết kế và sản xuất, chế tạo bằng tay, bán lại hay dropship? 

Có rất nhiều sự cạnh tranh trong lĩnh vực nội thất, đặc biệt nếu bạn tham gia vào thị phần khổng lồ của các chuỗi toàn cầu giá cả phải chăng. Đó là lý do tại sao điều quan trọng là phải phân biệt thương hiệu của bạn với các lựa chọn trên thị trường đại chúng, chẳng hạn như cung cấp một sản phẩm độc đáo, tùy chỉnh, độc nhất vô nhị hoặc cao cấp.

Có nhiều cách để tham gia vào kinh doanh bán đồ nội thất. Con đường bạn chọn sẽ phụ thuộc vào một số yếu tố, như trình độ kỹ năng của bạn, nguồn vốn và khả năng lưu trữ. 

Tại đây, chúng tôi sẽ xem xét các mô hình kinh doanh khác nhau:

Cho dù bạn lựa chọn mô hình nào để bắt đầu trong lĩnh vực này thì bạn cũng có thể sẽ tìm thấy một vài gợi ý giúp phát triển công việc kinh doanh online đồ nội thất của mình. Trong phạm vi bài viết này, Omisell sẽ đề cập đến các hướng phát triển các kênh bán online cho ngành hàng này.

Khi kinh doanh online, nhìn chung bạn có 3 loại kênh bán hàng chính:

Dù cho bạn lựa chọn kênh bán hàng nào thì bạn cũng sẽ cần quan tâm và chuẩn bị những tài liệu thông tin dưới đây để bắt đầu việc kinh doanh online ngành hàng nội thất của mình:

Ảnh sản phẩm

Cũng như các mặt hàng khác bán hàng qua mạng, việc cung cấp hình ảnh chân thực về sản phẩm là điều cần thiết để khách hàng có trải nghiệm mua sắm càng giống như mua hàng trực tiếp càng tốt.

Tỷ lệ và kích thước, kết cấu và chi tiết là tất cả các khía cạnh quan trọng cần nắm bắt khi chụp ảnh đồ nội thất và các điểm nhấn trong nhà. Khi bắt đầu, bạn có thể chụp ảnh của riêng mình bằng máy ảnh DSLR và bộ ánh sáng đơn giản hoặc làm việc với một nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp nếu bạn không tự tin khả năng chụp ảnh của mình.

Một số tip khi chụp ảnh nội thất:

>>> Xem thêm: Cách đăng bài bán hàng trên shopee để thu hút khách hàng

Marketing

Việc marketing cho việc bán các sản phẩm online của bạn ra sao sẽ phụ thuộc rất nhiều vào kênh bán hàng bạn chọn là gì. Tuy nhiên với tính chất là một ngành hàng bán sản phẩm có tính thẩm mỹ cao, bạn có thể sẽ nhận được những yêu cầu hướng dẫn cho những người ít hiểu biết về thiết kế, hãy tận dụng chủ đề này trong các nội dung bài viết của bạn. Bạn nên có sự hiện diện trên các trang mạng xã hội hướng tới những người coi trọng gu thẩm mỹ cao như Instagram, YouTube hoặc TikTok bằng cách đưa ra lời khuyên và mẹo thiết kế nhà. Đây có thể là những công cụ để thúc đẩy lưu lượng truy cập đến cửa hàng của bạn, đồng thời xây dựng hình ảnh bản thân và thương hiệu của bạn như một chuyên gia đáng tin cậy trong lĩnh vực này. 

Tự bán hàng hay bán hàng trên sàn TMĐT?

Việc bán hàng trên kênh bán nào thực sự là điều cần cân nhắc cho mọi nhà bán hàng thuộc mọi ngành nghề. Tuy nhiên, khi mới bắt đầu kinh doanh, đừng ngại thử tất cả các kênh bán để chọn ra kênh bán tối ưu cho bạn. Ngoài ra, bạn có thể nhìn vào các đối thủ cạnh tranh trên thị trường để ra lựa chọn kênh bán, không phải ngẫu nhiên mà ông cha ta có câu “buôn có bạn, bán có phường”. Tìm ra một lối đi riêng cho mình là điều tuyệt vời, tuy nhiên bước đầu sẽ an toàn hơn khi bạn bắt đầu trên con đường mòn đã được kiểm chứng về hiệu quả.

>>> Đọc thêm: Những lưu ý cho doanh nghiệp khi tham gia chương trình 11.11 cùng các sàn TMĐT

Vận chuyển, trả hàng và dịch vụ khách hàng

Việc bán hàng online cho phép bạn có thể tiếp cận được với nhiều khách hàng ở thị trường rộng hơn cách bán hàng trực tiếp truyền thống, tuy nhiên nó cũng đem lại vấn đề đau đầu hơn cho bạn: “Làm cách nào để có thể vận chuyển các mặt hàng nội thất cồng kềnh với khối lượng và kích thước lớn tới 2-3m tới các địa điểm cách xa bạn cả ngàn cây số?” và “Phải xử lý như thế nào với các đơn vận chuyển hàng xa này mà khách hàng muốn trả hàng?”

Đối mặt với các vấn đề này chúng tôi có một vài lời khuyên có thể hữu ích với bạn:

  1. Tìm một vài công ty vận chuyển có đánh giá tốt và xây dựng mối quan hệ với họ. Đảm bảo bạn có thể nhận được báo giá nhanh và cập nhật nhất dựa trên trọng lượng và kích thước để bạn có thể tính điều đó vào giá bán sản phẩm của mình.
  2. Đóng gói sản phẩm của bạn thật tốt. Bằng cách này, bạn có thể yên tâm rằng sản phẩm của bạn sẽ không bị trả lại vì xây xước hay hư hỏng khi đến tay khách hàng.
  3. Đưa ra chính sách hoàn trả rõ ràng. Nếu bạn không chấp nhận trả lại, thông tin này phải được trình bày rõ ràng cho khách hàng ở giai đoạn thanh toán và thậm chí trên thông tin chi tiết sản phẩm. Nếu bạn sẵn sàng chấp nhận trả hàng, hãy thiết lập trước các điều khoản với đối tác vận chuyển của bạn và cho khách hàng biết ai sẽ chịu trách nhiệm về phí vận chuyển trả lại.

>>> Xem thêm: Hướng dẫn bắt đầu sử dụng đa kho để tối ưu vận hành thương mại điện tử

 Chính sách bảo hành

Sẽ rất đơn giản khi bán hàng trực tiếp khi khách hàng mang sản phẩm hư hỏng qua cửa hàng của bạn để được sửa chữa sản phẩm. Nhưng khi kinh doanh online, bên cạnh cơ hội bán hàng cho khách hàng ở quy mô thị trường lớn hơn thì việc bảo hành theo đó cũng trở nên phức tạp hơn.

Hãy tham khảo ý kiến từ các các chuyên gia pháp lý và bảo hiểm để xem liệu doanh nghiệp của bạn có yêu cầu bất kỳ biện pháp bảo vệ bổ sung nào do kích thước và giá cả của các mặt hàng bạn đang phân phối hay không. Có thể bạn sẽ cần mua thêm một gói bảo hiểm để bảo vệ mình khỏi các rủi ro bị mất mát như các đồ vật bị hư hỏng trong quá trình vận chuyển.

Bên cạnh đó, bạn cũng nên suy xét về các chính sách bảo hành các sản phẩm của mình: Các sản phẩm có hưởng thời hạn bảo hành như nhau hay không? Bạn có cần mua bảo hiểm thương mại cho các sản phẩm đó không? Các hướng xử lý bảo hành sản phẩm của bạn như thế nào? Bạn sẽ bồi thường một phần tiền hay sửa chữa hay đổi trả 1-1 cho khách hàng?

Một lần nữa, hãy xem cách các đối thủ cạnh tranh của bạn đang làm trên thị trường để tìm ra biện pháp phù hợp với tiềm lực của doanh nghiệp của bạn.

Nguồn ảnh: housebeautiful.com, theapartmentcreative.com

Có thể bạn quan tâm:

>>> Các bước cơ bản để bắt đầu kinh doanh theo hình thức đăng ký (Subscription Business)

>>> Khi nào doanh nghiệp TMĐT nên triển khai đa kho thay vì bán hàng từ kho duy nhất?

>>> Automated Fulfillment Nâng Tầm Phát Triển TMĐT Việt Nam