Cuộc đua giữa hai ông lớn trong ngành TMĐT tại Việt Nam là Shopee và Lazada ngày càng gay cấn hơn trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 đang trở nên căng thẳng hơn.
Những năm gần đây, Shopee từ một tân binh đã vượt mặt Lazada về số lượt người truy cập web mỗi tháng. Nếu như trong năm 2019 số lượt người truy cập hàng tháng của Shopee sàn TMĐT đứng thứ 2 còn suýt soát nhau vào khoảng trên 30 triệu lượt truy cập/ tháng thì sang năm 2021 lượt truy cập hàng tháng của Shopee đã bỏ xa mọi đối thủ với con số hơn 70 triệu lượt truy cập một tháng (theo thống kê của Iprice.vn)
Bảng xếp hạng các trang TMĐT tại Việt Nam theo Iprice vào quý 2.2019
Trong số các sàn TMĐT lớn tại Việt Nam, thì số lượt truy cập hàng tháng của Lazada chỉ đứng thứ 3 sau Shopee và Tiki, tuy nhiên lượt đánh giá ứng dụng của sàn trên iOs và Android lại vượt Tiki xếp hạng thứ 2.
Bảng xếp hạng các trang TMĐT tại Việt Nam theo Iprice vào quý 4.2021
Không phải ngẫu nhiên mà 2 sàn TMĐT này được nhiều người so sánh với nhau. Dưới đây là một số điểm so sánh mà người mua và người bán trên cả 2 sàn nhận xét được Omisell tổng hợp lại:
Tiêu chí
Giao diện người dùng trên điện thoại
Giá cả
Vận chuyển
Phí bán hàng
Shopee
Dễ nhìn, dễ sử dụng có nhiều bộ lọc tìm kiếm sản phẩm hiệu quả
Nhìn chung sàn Shopee có đa dạng giá sản phẩm hơn Lazada, thời gian trước khi Shopee còn có các chương trình hỗ trợ giá, không thu phí người mua thì giá cả trên sàn Shopee rẻ hơn trên các sàn khác khá nhiều. Hiện nay, khi có các chính sách thu phí bán hàng thì giá cả trên sàn Shopee không còn có chênh lệch đáng kể so với Lazada.
Trước đây Shopee có một tính năng rất đc yêu thích đó là người mua được lựa chọn đơn vị vận chuyển giao hàng. Sau đó Shopee có cập nhật và gộp chung các hãng vận chuyển vào 3 nhóm là Tiết kiệm, Nhanh và Hỏa tốc làm nhiều nhà bán và người mua đều kêu trời vì sự bất tiện này.
Đặc biệt trong mùa dịch, hãng vận chuyển Shopee Express của hãng xử lý đơn hàng khá chậm và gây bức xúc cho người dùng.
Sau một thời gian hỗ trợ chi phí bán hàng cho người dùng để chiếm thị phần, hiện tại Shopee đã thu phí người bán với nhiều loại phí như phí thanh toán, phí dịch vụ và phí cố định (phí cố định chỉ áp dụng với Shopee mall). (Tham khảo chi tiết tại đây)
Lazada
Khá rối mắt khó sử dụng, bộ lọc hỗ trợ tìm kiếm còn sơ sài.
Do việc khó khăn trong đăng ký bán trên sàn (yêu cầu phải có giấy phép kinh doanh hộ gia đình/ công ty) mới được đăng ký bán trên sàn trừ ngành hàng quần áo thì sẽ được ưu tiên đăng ký dễ dàng hơn. Vì vậy giá cả hàng hóa trên Lazada nhìn chung không bị cạnh tranh về giá quá nhiều cho cùng 1 mặt hàng như Shopee.
Lazada phát triển hãng vận chuyển Lex phục vụ riêng cho việc xử lý đơn hàng của sàn do đó việc vận chuyển trong mùa dịch khác chủ động.
HIện tại Lazada cũng áp dụng thu các khoản phí tương tự Shopee với tên gọi, phí thanh toán, phí voucher và phí cố định (Tham khảo chi tiết tại đây)
Qua các điểm so sánh trên có thể thấy hiện tại Lazada đang cố bứt lên với ưu thế về tốc độ giao hàng trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 vẫn đang ảnh hưởng tới nhiều tỉnh thành tại Việt Nam và nhiều nơi vẫn phải giãn cách theo chỉ thị 16.
Nếu như Shopee không nhanh chóng xử lý luồng vận chuyển giao nhận hàng hóa của mình thì Lazada có khá nhiều cơ hội để bứt phá lên trong thời gian sắp tới.
Nếu như bạn là người bán hàng trên Shopee và đang bế tắc với tình thình vận chuyển hiện tại của sàn thì bạn hãy thử mở thêm cơ hội mới cho việc kinh doanh của mình trên sàn Lazada ngay từ hôm nay thử xem sao nhé!
Omisell là hệ thống quản lý bán hàng đa kênh, giúp kết nối và tập trung quản lý kho đa điểm và xử lý đơn hàng trên đa kênh theo thời gian thực. Hệ thống đặc biệt phù hợp cho những đơn vị kinh doanh trên các kênh TMĐT như Shopee, Lazada,.. khi tham gia các chương trình bán hàng của sàn phát sinh số lượng đơn hàng lớn.
Bên cạnh các tính năng quản lý kho và bán hàng, Omisell còn có các ứng dụng hỗ trợ việc bán hàng trên các web thương mại điện tử như chỉnh sửa hình ảnh, tạo các combo và khuyến mãi giảm giá, quản lý hiệu quả telesale,..