Cụm từ Flash Sale có lẽ không còn xa lạ gì với chúng ta, đặc biệt là những người bán hàng online và những khách hàng săn “sale” từ các thương hiệu và sàn TMĐT. Tuy nhiên trên thực tế, hình thức này lại xuất hiện cả trong kinh doanh truyền thống. Omisell sẽ đưa ra cái nhìn cụ thể nhất về Flash Sale qua bài viết dưới đây!
Flash Sale là gì?
Flash Sale chính là một sự kiện giảm giá siêu “hời” dành cho người mua hàng, khoảng thời gian diễn ra flash sale đã được định trước. Có thể dễ dàng nhìn thấy nhiều chương trình Flash sale diễn ra trong một thời gian ngắn, được PR rầm rộ trước đó để tạo cảm giác tò mò và kích thích người mua.
Nếu được truyền thống tốt sự kiện giảm giá này thì lượng doanh thu bán hàng, số lượng sản phẩm của doanh nghiệp/người bán hàng có thể tăng vọt gấp 5-10 lần so với ngày thường.
>>> Xem thêm: So sánh giữa chương trình Flash Sale qua sàn TMĐT và trên website
Ưu điểm của Flash Sale
Kích cầu thị trường – Tăng doanh số bán hàng
Điều cốt lõi của chương trình Flash Sale chính là kích cầu – tạo cảm giác “khan hiếm” cho sản phẩm. Ví dụ, món đồ bạn yêu thích đã lâu nhưng giá quá cao khiến bạn đắn đo, trong Flash Sale chỉ bằng một nửa giá tiền của ngày thường thì chắc chắn không ai có thể bỏ qua được. Đặc biệt là chương trình giảm giá chỉ diễn ra trong một thời gian ngắn.
Flash Sale khác với chương trình giảm giá thông thường chính nhờ khả năng thúc giục người mua, khiến cho doanh nghiệp “bùng nổ doanh số” chỉ trong thời gian ngắn diễn ra. Con số 6 tỷ USD mà Alibaba thu về khi áp dụng Flash Sale vào ngày Lễ độc thân năm ngoái chính là bằng chứng cho hiệu quả chiến lược “thông minh” này!
Một ví dụ điển hình sự thành công của một chương trình Flash Sale là Gymshark. Chiến dịch Blackout cuối cùng vào năm 2019 đã phá vỡ tất cả các kỷ lục trước đó của Gymshark:
- Chiến dịch 9 ngày
- 650.000 đơn đặt hàng trong 5 giờ đầu tiên
- Trong giờ đầu tiên, doanh thu đạt 400.000$
- Phá kỷ lục chương trình Blackout năm 2018 chỉ trong hơn 4 giờ
- 1 triệu khách hàng
- 1,1 triệu đơn đặt hàng cho toàn chiến dịch
Hiệu ứng lan toả
Đứng trước những chương trình giảm giá hấp dẫn, nhất là trong khoảng thời gian rất ngắn, người tiêu dùng khó lòng nào giữ cho riêng mình mà thường giới thiệu cho người thân, bạn bè.
Flash Sale sẽ tạo ra cảm giác người tiêu dùng nào cũng cần phải mua món đồ nào đó, đơn giản là vì nó đang giảm giá. Ngay cả khi nhu cầu của họ dành cho sản phẩm đó có hay không có. Vì vậy, chương trình Flash Sale còn chưa chính thức khởi động thì số lượng người “thêm vào giỏ hàng”, chờ đến giờ và thanh toán sẽ đạt con số kỷ lục.
Những lý do khiến cho chương trình Flash Sale thất bại
Trên thế giới không ít các doanh nghiệp/nhãn hàng đã bị khai tử hoặc mất giá trị nghiêm trọng khi chạy theo kinh doanh mô hình Flash Sale này:
- Totsy thanh lý sau khi tiêu tốn 34 triệu USD
- Fab, từng được định giá 900 triệu USD, bây giờ là 50 triệu USD
- Groupon mất 80% vốn hóa thị trường trong năm sau khi IPO
- Zulily từng có vốn hóa 7 tỷ USD và được mua lại với giá 2,4 tỷ USD
- Rue La La, được eBay mua lại đã được bán vì nó kéo lợi nhuận xuống
- Đa số chương trình Flash Sale thất bại với những lý do sau:
- Gặp vấn đề trong thiết lập vận chuyển
- Sai sót về tồn kho, không kiểm tra sản phẩm trước khi đăng ký
- Trải nghiệm website không tốt (quá chậm, nhiều lỗi trên website)
- Tạo quá nhiều Flash Sale gây mất lòng tin
- V.v…
>>> Xem thêm: Những lý do thất bại khi thực hiện chương trình Flash Sale
Các bước để tạo ra một chương trình Flash Sale hiệu quả
Flash Sale là giải pháp hữu hiệu giúp các nhà bán hàng online tăng lượng truy cập, bùng nổi doanh số và phát triển thương hiệu. Tuy nhiên, để chương trình Flash Sale hiệu quả cần có những chìa khóa quan trọng là đó là:
- Lên kế hoạch hậu cần, giao hàng và thanh toán.
- Lựa chọn đúng sản phẩm, mức giá cho chương trình.
- Kiểm kê hàng hóa tồn kho.
- Quảng bá, truyền thông cho chương trình.
- Giao hàng đúng thời gian cam kết.
Thời gian trong ngày nên diễn ra chương trình Flash Sale
Thông thường, các chương trình Flash Sale thành công sẽ diễn ra vào thời điểm 23h – 1h, 9h – 10h, 15h – 16h.
Đối với đa số các nhãn hàng, thời gian cho chương trình Flash Sale thông thường chỉ kéo dài 2h – 3h.
>>> Xem thêm: 10 lưu ý để thực hiện 1 chiến dịch Flash Sale thành công
Hiện tại, Shopee, Lazada, … là hai trong số nhiều sàn TMĐT nổi bật của Việt Nam đang áp dụng chương trình Flash Sale cho hơn 3000 doanh nghiệp/thương hiệu bán lẻ. Và không chỉ các sàn TMĐT, những người bán hàng cũng đã biết tận dụng ưu điểm của chương trình giảm giá này để gia tăng doanh số cho cửa hàng của mình. Vậy tại sao bạn không thử tạo chương trình Flash Sale của riêng mình?
>>> Xem thêm: Chương trình Flash Sale phù hợp với những ngành hàng nào?
OmiSocial được tạo ra để đáp ứng nhu cầu thực hiện các chương trình push sale, upsell và cross-selling (bán chéo) cho doanh nghiệp – điều mà nhiều nhà cung cấp website hiện nay còn hạn chế.
Những lợi ích khi lựa chọn OmiSocial để chạy các chương trình Flash Sale
- Giao diện đơn giản dễ dàng sử dụng
- Hỗ trợ tốt các chương trình ưu đãi bán hàng giới hạn thời gian, và số lượng đạt hàng
- Có các tính năng bán chéo (cross-selling) như mua kèm giá sốc khi đơn hàng đạt giá trị tối thiểu, quà tặng kèm sản phẩm chính,…
- Giao diện tối ưu cho người dùng điện thoại tương tự như Shopee
- Tiết kiệm chi phí vận hành do OmiSocial không tính phí (Miễn phí)
- Có thể kết nối với Omisell để đồng bộ đơn hàng từ các kênh bán khác sang OmiSocial được dễ dàng hơn.
- Có thể xử lý đơn hàng tự động thông qua việc đồng bộ đơn hàng từ OmiSocial về Omisell để quản lý đơn hàng tập trung.
Với các lợi ích này, việc sử dụng OmiSocial để chạy các chương trình Flash Sale ngoài sàn trở nên đơn giản hơn rất nhiều. Hiện OmiSocial đang trong giai đoạn chạy thử nghiệm và chưa đi vào hoạt động chính thức, tuy nhiên bạn có thể đăng ký trở thành một trong những đơn vị đầu tiên dùng thử OmiSocial tại đây.
Có thể bạn quan tâm:
>>> OmiSocial là gì?
>>> Vì sao bạn cần sử dụng OmiSocial cho các chương trình Flashsale?