Nhiều doanh nhân khi bắt đầu kinh doanh nhận thấy mình đang gặp phải khó khăn khi tới bước tìm kiếm các nhà cung cấp nguồn hàng. Cho dù có kế hoạch của họ có là sản xuất thứ gì đó của riêng mình hay tìm nhà cung cấp để mua buôn, thì không phải lúc nào cũng dễ dàng tìm được nguồn sản phẩm tốt.
Nếu như bạn cũng đang gặp vấn đề giống như họ thì có thể bài viết này sẽ giúp bạn giải quyết được vấn đề này. Omisell sẽ cung cấp cho bạn ý tưởng về một số cách để tìm kiếm và tiếp cận các nhà cung cấp cho công việc kinh doanh của bạn.
Phân biệt nhà sản xuất và nhà cung cấp
Trong một số trường hợp, hai khái niệm này có thể coi là đồng nghĩa với nhau. Tuy hơn định nghĩa sâu xa hơn của 2 khái niệm này có chút khác biệt:
Nhà sản xuất: là đơn vị kinh doanh (xưởng, công ty, hợp tác xã,..) sản xuất thành phẩm từ nguyên liệu thô. Họ bán những hàng hóa này cho người tiêu dùng, người bán buôn, nhà phân phối, nhà bán lẻ và các nhà sản xuất khác muốn tạo ra các mặt hàng phức tạp hơn. Các nhà sản xuất thường gắn bó với một loại sản phẩm hoặc các loại sản phẩm cùng sử dụng một loại nguyên liệu.
Thông thường các nhà bán lẻ thường làm việc với nhiều nhà sản xuất cùng một lúc để tạo ra sự đa dạng nguồn hàng cho cửa hàng của họ.
Nhà cung cấp: là bất kỳ ai có khả năng cung cấp sản phẩm với số lượng lớn cho bạn. Điều này bao gồm các nhà sản xuất, nhà bán buôn và nhà phân phối.
Các cách tìm nhà cung cấp nguồn hàng
Trước hết để tìm kiếm được nhà cung cấp nguồn hàng cho công việc kinh doanh của mình bạn cần xác định xem loại hình và đặc điểm nhà cung cấp bạn đang tìm kiếm là gì. Dưới đây là 3 cách lựa chọn nhà cung cấp phổ biến:
- Một nhà sản xuất tạo ra sản phẩm theo ý tưởng của riêng bạn.
- Nhà cung cấp (cũng có thể là nhà sản xuất), nhà bán buôn hoặc nhà phân phối mua đi bán lại các thương hiệu và sản phẩm đã có sẵn.
- Một công ty dropshipping cung cấp sản phẩm và đáp ứng các đơn đặt hàng của các thương hiệu và sản phẩm đã có sẵn.
Tiếp theo, sau khi xác định được đặc điểm nhà cung cấp nguồn hàng bạn muốn tìm kiếm bạn cần cân nhắc đến nhà cung cấp bạn muốn tìm tới từ nước ngoài hay trong nước.
Phương án an toàn nhất là bạn nên bảo đảm hai nhà cung cấp: một trong nước và một ở nước ngoài. Các nhà cung cấp trong nước được sử dụng như một phương án dự phòng. Nếu đơn đặt hàng về từ nước ngoài của bạn xảy ra vấn đề như hỏng hóc hoặc giao hàng trễ so với yêu cầu bạn có thể quay sang sử dụng nhà cung cấp có sẵn trong nước để cứu cánh.
Một số ưu nhược điểm của 2 loại nhà cung cấp này:
Nguồn hàng trong nước
Ưu điểm:
- Giao tiếp dễ dàng không có rào cản ngôn ngữ
- Dễ dàng xác minh những nhà sản xuất uy tín
- Thời gian vận chuyển nhanh
- Bảo vệ bản quyền, bảo mật sản phẩm cao hơn (đối với các sản phẩm cần nhà sản xuất theo ý tưởng của riêng bạn)
- Dễ dàng xác minh việc thanh toán
- Dễ dàng tận hưởng các ưu đãi chăm sóc sau bán
Nhược điểm:
- Ít lựa chọn hơn
- Chất lượng sản phẩm sản xuất ra cần giám sát sát sao hơn đối với các mặt hàng cao cấp yêu cầu chi tiết tỉ mỉ
Nguồn hàng nước ngoài
Ưu điểm:
- Nhiều lựa chọn nhà cung cấp
- Chất lượng sản phẩm đa dạng theo yêu cầu lựa chọn
- Có thể điều hướng dễ dàng qua các sàn TMĐT dành cho các nhà cung cấp như Alibaba
Nhược điểm:
- Rào cản ngôn ngữ trong khi trao đổi
- Việc bảo vệ bản quyền sản phẩm thấp
- Khó khăn trong việc xác minh uy tín của nhà cung cấp
- Mất nhiều thời gian vận chuyển hơn
- Thủ tục nhập khẩu và thông quan hàng hóa rắc rối
- Khó khăn trong việc đòi hỏi các quyền lợi sau bán từ nhà cung cấp
Với các doanh nghiệp lớn khi tìm nhà cung cấp tại nước ngoài, thông thường họ sẽ thuê một giám đốc sản xuất là người bản địa của nhà cung cấp. Những người này sẽ giúp doanh nghiệp xử lý các cuộc đàm phán, đơn đặt hàng và quản lý các đối tác của doanh nghiệp tại đó. Họ cũng có thể là người trao đổi trung gian giữa doanh nghiệp và các công ty vận chuyển hàng hóa.
Khi có vấn đề, người quản lý sẽ làm việc trực tiếp với nhà sản xuất để giải quyết. Việc này giúp cải thiện vấn đề khác biệt ngôn ngữ giao tiếp và làm cho hoạt động sản xuất của doanh nghiệp diễn ra suôn sẻ.
Một số kênh tìm kiếm nhà cung cấp nguồn hàng
Alibaba
Alibaba là kênh TMĐT kết nối các nhà cung cấp từ Trung Quốc. Đây là một sàn TMĐT để tìm các sản phẩm có sẵn, nhưng bạn cũng có thể sử dụng Alibaba để kết nối với các nhà sản xuất nhằm tạo ra các sản phẩm tùy chỉnh riêng theo yêu cầu của bạn. Bạn chỉ cần tìm kiếm các sản phẩm cùng ngách sản phẩm đang tìm kiếm và duyệt các nhà cung cấp và nhà sản xuất khác nhau.
Khi tìm hiểu các nhà sản xuất trên Alibaba, hãy để ý các tiêu chuẩn sau:
Gold supplier: có nghĩa là họ đã trả tiền cho tư cách thành viên Alibaba của họ.
Verified: có nghĩa là một công ty bên thứ ba hoặc Alibaba đã đến thăm nhà máy của họ.
Trade assurance: một dịch vụ miễn phí bảo vệ đơn đặt hàng của bạn từ khi thanh toán đến khi giao hàng.
Bạn có thể tiếp tục tìm kiếm bằng cách áp dụng các bộ lọc. Bạn có thể sắp xếp theo chứng chỉ (chẳng hạn như SA8000, đảm bảo các điều kiện làm việc nhân đạo) để tìm nhà sản xuất phù hợp với các giá trị kinh doanh của bạn.
Một điều khác cần xem xét khi tìm nguồn nhà sản xuất từ Alibaba: hãy đảm bảo rằng nhà sản xuất của bạn không phải là một công ty thương mại. Một công ty thương mại là người mua đi bán lại trung gian và sẽ không thể sản xuất sản phẩm của bạn hoặc bạn sẽ mất thêm chi phí chênh lệch để công ty này tìm đơn vị sản xuất phù hợp với yêu cầu của bạn sau đó bán lại cho bạn.
Danh mục các nhà cung cấp trực tuyến
Nếu bạn muốn tìm các nhà cung cấp nước ngoài và ngoài Trung Quốc thì có thể tham khảo trên một vài trang danh mục nhà cung cấp nguồn hàng dưới đây
- ThomasNet
- Maker’s Row
- MFG
- Kompass
- National Association of Manufacturers member list
- AliExpress
- Indiamart
- Sourcify
Sử dụng trang tìm kiếm Google
Việc tìm kiếm trên Google không còn là điều mới lạ với người dùng Internet, tuy nhiên khi tìm nhà cung cấp thì có một lưu ý nhỉ là có một số nhà cung cấp đã không bắt kịp với internet hoặc những thay đổi thuật toán của Google. Các trang web của họ thường cũ, ít thông tin và không được tối ưu hóa cho công cụ tìm kiếm.
Do đó để tìm kiếm được kết quả như ý bạn sẽ cần đọc thêm các thông tin cả các trang sau trong kết quả tìm kiếm của Google chứ không chỉ tìm kiếm trong một vài kết quả tìm kiếm đầu tiên. Thêm vào đó, hãy sử dụng nhiều từ khóa tìm kiếm khác nhau ví như “bán buôn”, “bán sỉ”, “đổ sỉ”, “xưởng sản xuất”, “nhà máy sản xuất”,…đi kèm ngành nghề, sản phẩm bạn muốn tìm nguồn hàng phía sau để có thể tìm kiếm được nhiều thông tin hơn.
Tận dụng nguồn hàng qua giới thiệu
Đừng bỏ qua mạng lưới quen biết của bạn, hãy hỏi những người trong ngành mà bạn quen biết đã thành công trong lĩnh vực bạn muốn theo đuổi và xem liệu họ có sẵn sàng chia sẻ địa chỉ liên hệ của mình hay không.
Bên cạnh đó việc, bạn cũng có thể tận dụng các hội nhóm và các nhóm cộng đồng của các chủ doanh nghiệp trên các mạng xã hội như Facebook hay Linkedin để xem có ai ở đó có gợi ý nhà cung cấp nào sáng giá hay không. Khi tìm thấy một nhà cung cấp mà bạn cảm thấy chưa thực sự phù hợp cũng đừng vội quay lưng đi ngay mà hãy hỏi họ xem họ có thể chỉ dẫn bạn đi đúng hướng hay không. Làm trong ngành có nghĩa là họ có thể sẽ có những mối liên hệ tuyệt vời mà có thể bạn sẽ bất ngờ với những gì mà họ có thể chỉ cho bạn.
Việc tìm nguồn hàng là một công việc thú vị nhưng nó cũng là một quá trình cần phải đầu tư nhiều công sức và chi phí để có thể bắt đầu công việc kinh doanh của bạn một cách thuận lợi. Cố gắng xác định các nhà cung cấp phù hợp là một quyết định quan trọng đối với doanh nghiệp mới của bạn và những nhà cung cấp nguồn hàng với giá và chất lượng tốt không phải lúc nào cũng dễ tìm.
Bạn rất dễ nản lòng khi gặp phải những ngõ cụt hoặc những tình huống khó giải quyêt, nhưng trong hầu hết các trường hợp, bạn chỉ cần kiên nhẫn và kiên trì hơn một chút để tìm được đối tác hoàn hảo cho công việc kinh doanh mới của mình.
Có thể bạn quan tâm:
>>> Các bước cơ bản để bắt đầu kinh doanh theo hình thức đăng ký (Subscription Business)
>>> Các loại phí Shopee người bán hàng cần biết để tính giá sản phẩm