Telesales ngày nay vẫn là một hình thức tư vấn và chốt đơn bán hàng phổ biến tại Việt Nam. Tuy nhiên rất nhiều đơn vị kinh doanh vẫn còn rất mơ hồ và lúng túng không biết làm thế nào để quản lý telesales như thế nào để đạt hiệu quả. Bài viết dưới đây giúp bạn.

1. Xây dựng quy chuẩn làm việc và mục tiêu công việc

Doanh nghiệp cần có những mục tiêu rõ ràng, cách thức thực hiện các cuộc gọi telesales và đưa ra các KPI cụ thể để đánh giá hiệu quả làm việc cho nhân sự của mình.

2. Xác định vai trò và nhiệm vụ của mỗi cá nhân trong nhóm telesales

Phân chia công việc một cách cụ thể, rõ ràng giúp telesales hiệu rõ được nhiệm vụ cũng như trách nhiệm của mình để có kế hoạch hoàn thành cho riêng mình. Mỗi cá nhân trong nhóm telesales cần được giao KPI cụ thể dựa trên năng lực cá nhân để đảm bảo có thể hoàn thành nhiệm vụ của mình một cách tốt nhất. Dựa vào đó, doanh nghiệp có thể đánh giá năng lực và hiệu quả hoàn thành công việc của nhân viên.

3. Đào tạo kỹ năng telesales thường xuyên

Trước khi để nhân viên telesales gọi điện tư vấn cho khách hàng thì nhân viên đó cần được đào tạo rõ về sản phẩm/dịch vụ mình đang bán cho khách hàng. Khi nhân viên hiểu rõ và sản phẩm và dịch vụ về ưu và nhược điểm của nó thì mới có thể tự tin tư vấn bán hàng được.

4. Xây dựng kịch bản telesales

Kịch bản telesales là một phần không thể thiếu trong hoạt động quản lý telesales, do đặc thù mỗi doanh nghiệp sẽ có cách tiếp cận và bán hàng khác nhau nên kịch bản telesales cũng phải dựa vào quy chuẩn của doanh nghiệp để xây dựng nên.

quản lý telesale

Sau khi có kịch bản telesales cụ thể, doanh nghiệp cần cập nhật nội dung telesales thường xuyên cho nhân viên của mình để có thể tư vấn và chốt đơn hàng một cách hiệu quả nhất, tăng tỷ lệ chuyển đổi khách hàng tiềm năng thành khách hàng.
 
Một hình thức cập nhật kịch bản telesales dễ dàng thực hiện tại doanh nghiệp nhất là tổ chức các buổi chia sẻ kinh nghiệm của những người telesales giỏi cho mọi người trong nhóm để trao đổi kinh nghiệm cũng như cách xử lý tình huống và cách tư vấn chốt đơn hàng hiệu quả. Sau những buổi chia sẻ như vậy có thể rút kinh nghiệm và bổ sung vào kịch bản telesales chung để đào tạo các nhân viên sau này.

5. Quản lý chất lượng cuộc gọi:

Doanh nghiệp nên sử dụng hệ thống phần mềm quản lý telesales để quản lý về số lượng cũng như chất lượng cuộc gọi bằng cách ghi âm các cuộc gọi để có thể kiểm soát và đánh giá chất lượng cho mỗi cuộc gọi cũng như để dễ dàng xử lý các tình huồng tranh chấp sau này với khách hàng nếu có. 
 
Công việc làm một Telesales không quá khó khăn hoặc khó chịu nếu một nhân viên telesales được doanh nghiệp trang bị đủ kiển thức và chuẩn bị tinh thần vững vàng. Một nhân viên telesales lành nghề thường tìm thấy sự vui vẻ và thú vị trong công việc của mình. Đa phần các nhân viên telesales thường được trả lương phần nhiều dựa trên kết quả của họ nên một telesales tốt sẽ làm việc hết sức có thể để đạt được mức thu nhập cao hơn. Do đó sẽ không khó để các nhân viên telesales chấp nhận việc đào tạo bài bản của công ty để mang về kết quả tối ưu nhát để “‘Đôi bên cùng có lợi”