Sàn thương mại điện tử Shopee đã không còn có gì xa lạ đối với những người bán hàng online tại thị trường Việt Nam. Tuy nhiên, việc tham gia bán hàng trên sàn Shopee vẫn còn nhiều người e ngại do vấn đề trên sàn Shopee có rất nhiều xưởng, tổng kho, đại lý cũng đăng bán trên sàn với giá rất thấp nhiều khi bằng giá nhập của các shop bán lẻ nên rất khó cạnh tranh. Bài viết này sẽ giúp những người bán hàng online có thể nâng giá bán sản phẩm trên sàn Shopee một cách hiệu quả để phát triển kinh doanh.
1. Tăng lợi thế cạnh tranh của cửa hàng trên Shopee để nâng giá
Để khách hàng lựa chọn mua hàng của mình trên Shopee, trước tiên bạn cần làm cho khách hàng dễ dàng nhận diện gian hàng của mình khác biệt với các đối thủ cạnh tranh khác. Dưới đây là một vài tips giúp tăng lợi thế cạnh tranh trên Shopee:
Đầu tư vào hình ảnh sản phẩm
Đa phần các sản phẩm giá rẻ thường giống nhau ở hình ảnh và mô tả sản phẩm. Nếu như bạn không thay đổi điều này thì sản phẩm của bạn chắc khách hàng sẽ lựa chọn sản phẩm giống hệt như bạn nhưng có giá thành thấp hơn. Để tạo sự khác biệt bạn cần đâu tư vào phần hình ảnh hơn trên Shopee, có thể là tự chụp ảnh sản phẩm đối với các sản phẩm có giá trị hoặc chèn logo, banner của shop vào hình ảnh sản phẩm đối với mặt hàng giá trị thấp để khách hàng nhận diện được mình trên sàn.
Nên có video giới thiệu sản phẩm
Việc có video giới thiệu sản phẩm một cách trực quan sẽ tăng điểm cộng cho shop bán hàng trên Shopee rất nhiều. Video càng chân thực về sản phẩm càng lấy được niềm tin của khách hàng hơn. Video đăng lên cần sống động giúp khách hàng hiểu rõ công dụng và chất lượng sản phẩm, nếu hình ảnh sản phẩm đã thể hiện rõ công dụng và sản phẩm có giá trị không cao, không có sẵn video thì có thể không cần video để tiết kiệm nguồn lực.
Thiết kế shop chuyên nghiệp
Việc thiết kế chuyên nghiệp shop trên Shopee giúp người bán tạo được ấn tượng chuyên nghiệp và lấy được thiện cảm của khách hàng.
Chú trọng feedback khác hàng
Bạn có thể liên hệ chăm sóc khách hàng sau bán để xin khách hàng đánh giá tốt về sản phẩm. Bạn có thể sử dụng dịch vụ nhận feedback trên Shopee trong thời gian đầu khi chưa bán được hàng để tạo niềm tin cho khách hàng, tuy nhiên sản phẩm khi đăng bán cần đảm bảo chất lượng tránh bán hàng sai mô tả để tránh nhận lại feedback xấu về sản phẩm.
Có chế độ bảo hành đổi trả sản phẩm
Chế độ bảo hành giống như một lời khẳng định cho chất lượng sản phẩm. Khách hàng có xu hướng sẽ lựa chọn cửa hàng có chế độ đổi trả dù giá thành cao hơn so với thị trường nhằm tránh rủi ro mua phải hàng giả hàng nhái, hàng kém chất lượng. Do đó shop muốn bán sản phẩm với giá chênh hơn so với đối thủ nên có chế độ bảo hành để xây dựng niềm tin với khách hàng.
Tạo ấn tượng tốt cho khách hàng
Việc trả lời tin nhắn tư vấn mua h àng hoặc chăm sóc khách hàng sau bán là những hành động được đánh giá cao và gây ấn tượng tốt cho khach hàng. Ngoài ra bạn có thể tặng thêm một món quà nhỏ trong gói hàng hoặc in hướng dẫn sử dụng chi tiết đi kèm cũng giúp tạo ấn tượng tốt về cửa hàng.
Đăng ký shop thành Shopee Mall
Việc đăng ký Shopee Mall giúp shop tăng thêm niềm tin về chất lượng sản phẩm với khách hàng cũng giúp khách hàng ra quyết định mua hàng nhanh chóng hơn.
2. Điều hướng khách hàng
Trên sàn Shopee, không phải tất cả các khách hàng đều là người ham mua đồ rẻ, bằng chứng là các Shopee Mall phân phối hàng chính hãng vẫn hoạt động tốt cho dù các sản phẩm tại các Mall này có mức giá cao hơn so với các shop khác trên sàn Shopee. Nếu bạn không phải là cửa hàng Shopee Mall thì sao? Đừng vội, hãy thực hiện các lợi thế bán hàng phía trên và thử thực hiện cách điều hướng khách hàng này xem sao nhé.
Đầu tiên hãy xác định xem khách hàng trên Shopee của bạn có xu hướng mua hàng như thế nào nhé.
Khách hàng mua hàng trên Shopee thường theo các xu hướng sau:
- Chọn mua sản phẩm rẻ nhất trên sàn
- Chuyên săn mua hàng Flash Sale
- Chọn mua sản phẩm theo lượt bán
- Chọn mua sản phẩm theo feed back
- Ưu tiện chọn mua Shopee Mall đảm bảo chất lượng hàng hóa.
Không phải mỗi một khách hàng lại có một xu hướng mua hàng trên, nhiều khi một khách hàng lại có tất cả các xu hướng mua hàng và các xu hướng đó sẽ thay đổi theo từng ngành hàng. Trước tiên bạn xem thử sản phẩm của mình đang bán trên sàn Shopee đang bán được cho đối tượng khach hàng nào kể trên? (So sánh giá sản phẩm bán chạy với mặt bằng chung trên sàn, xem lượt mua, lượt feedback của các sản phẩm bán chạy và không bán chạy trong shop để đưa ra kết luận).
Khi đã xác định được đối tượng khách hàng của mình thuộc nhóm nào phía trên điều bạn cần làm là xem đối tượng đó có phù hợp với chiến lược bán hàng của bạn không? Nếu không phù hợp thì bạn sẽ cần điều hướng lại tệp khach hàng đó của mình để giúp tăng doanh số bạn hàng.
Ví dụ đối tượng khách hàng của bạn thích mua đồ rẻ và chỉ mua một sốsản phẩm giảm giá của bạn thì bạn có thể chạy chương trình mua kèm giá sốc, khi khách hàng mua sản phẩm tại bên bạn sẽ được mua kèm các sản phẩm khác với giá ưu đãi để khách hàng nhìn thấy được lợi ích và mua thêm sản phẩm.
Hoặc với khách hàng mua hàng theo lượt bán, feedback thì bạn cũng có thể chạy chương trình mua kèm deal sốc để thúc đẩy bán các sản phẩm có lượt mua thấp, ít feedback để lấy thêm lượt mua hàng và feedback sản phẩm hoặc chạy quảng cáo sản phẩm một thời gian để tăng lượt mua cũng như lượt feedback.
Với đối tượng khách hàng mua hàng theo Flash Sale thì bạn có thể tặng mã giảm giá hoặc tặng kèm sản phẩm khác để kich thích khách hàng mua hàng.
Đối với đối tượng khách hàng thích chọn mua hàng tại Shopee Mall thì bạn cần phải bỏ nhiều công sức hơn để xây dựng thương hiệu và niềm tin về sản phẩm bạn đang bán với họ để khách hàng không còn băn khoăn khi lựa chọn sản phẩm của bạn.
Trên đây là một số chia sẻ giúp nâng giá bán sản phẩm trên sàn Shopee của Omisell. Hi vọng qua bài viết này, bạn có thể áp dụng cho cửa hàng online trên Shopee của mình để bán hàng hiệu quả hơn!