Với lợi thế ở ngay sát sườn “công xưởng của thế giới” Trung Quốc, người bán hàng tại Việt Nam có thể dễ dàng tiếp cận nguồn hàng hóa đa dạng thì thị trường khổng lồ này. Bên cạnh việc tìm kiếm nguồn hàng thì việc vận chuyển hàng hóa từ Trung Quốc về Việt Nam như thế nào được rất nhiều người quan tâm.
Bài viết này Omisell sẽ tổng hợp các tuyến đường vận chuyển hàng Trung Quốc về Việt Nam, phân tích lợi hại để người bán có thể đưa ra lựa chọn tuyến đường nhập hàng cho phù hợp.
1. Vận chuyển theo tuyến đường bộ
Đây là tuyến được nhiều nhà bán lựa chọn với ưu điểm là hàng về nhanh (trừ các đợt tắc biên/cấm biên), không cần nhập số lượng lớn. Tuyến đường bộ thường nhập về từ các cửa khẩu ở các tỉnh biên giới giáp ranh Trung Quốc như Quảng Ninh, Lào Cai, Hà Giang, Lạng Sơn, Cao Bằng. Tùy theo loại mặt hàng, ngành hàng hóa nhập khẩu của từng cửa khẩu mà bạn sẽ nhập hàng từ Trung Quốc về theo các cửa khẩu khác nhau.
Ví dụ như tại cửa khẩu Hữu Nghị (Bằng Tường) Lạng Sơn, bạn có thể nhập các sản phẩm thời trang, đồ thủ công bằng thủy tinh, nông sản, giấy, và các mặt hàng có giá trị lớn như máy móc, thiết bị, ô tô tải nguyên chiếc, sơ mi rơ móc, phụ tùng ô tô,… Đa phần các sản phẩm máy móc lớn đi theo tuyền đường bộ thường nhập khẩu về Việt Nam theo cửa khẩu này.
2. Vận chuyển theo tuyến đường thủy
Nếu như bạn nhập hàng theo số lượng lớn thì đây có thể sẽ là tuyến đường vận chuyển hàng Trung Quốc về Việt Nam phù hợp với bạn. Việc vận chuyển qua đường thủy tiết kiệm chi phí vận chuyển rất nhiều tuy nhiên có nhược điểm là thời gian giao hàng chậm.
Hàng hóa Trung Quốc nhập khẩu về Việt Nam theo đường thủy thường sẽ được nhận tại các bến cảng lớn tại lớn khu vực Tp. Hồ Chí Minh (Cát Lái, Cái Mép), Hải Phòng, Đà Nẵng.
3. Vận chuyển theo tuyến đường hàng không
Tuyến đường hàng không hay còn được người trong ngành logistics gọi là line thương mại điện tử. Ưu điểm của tuyến vận chuyển hàng Trung Quốc về Việt Nam này là hàng về nhanh tuy nhiên giá cước lại khá cao và không vận chuyển được nhiều loại mặt hàng như chất lỏng hoặc mỹ phẩm.
Tuyến vận chuyển này được sử dụng như là một phương án dự phòng khi tuyến vận chuyển hàng hóa đường bộ bị tắc nghẽn.
Trên đây là 3 tuyến đường vận chuyển hàng Trung Quốc Quốc về Việt Nam chủ yếu. Ngoài ra còn có tuyến đường vận chuyển đường sắt , mức phí vận chuyển tương đương phí đường bộ nhưng không thường được sử dụng do thời gian vận chuyển dài và thiếu tính linh hoạt về bến bãi giao nhận.