Đến thời điểm hiện tại, mặc dù công tác tiêm vắc-xin đã được triển khai nhưng để dập tắt sớm được dịch bệnh không phải là việc ngày một, ngày hai có thể hoàn thành. Trong những hoàn cảnh khó khăn, chúng ta cũng dần dần thay đổi để thích nghi. Đặc biệt là hành vi mua hàng của người dùng cũng có nhiều thay đổi trước những diễn biến phức tạp.

Theo như nhận định của chúng tôi, 2 yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến hành vi mua hàng đó là tác động của dịch bệnh trên toàn thế giới và biến động thị trường. Và trong bài viết này, Omisell sẽ tập trung vào các sự khác biệt trong tiêu dùng. Từ đó, người kinh doanh nhỏ lẻ hay chủ doanh nghiệp có thể tham khảo bài viết để đưa ra những chiến lược phù hợp với sản phẩm của minh.

Xu hướng mua sắm khi dịch bệnh kéo dài

Trong thời kỳ kinh tế đang vô cùng ảm đạm thì vẫn có những điểm sáng nổi lên và trở thành một phần không thể thiếu.

Mua sắm online đa kênh

Khi tình trạng giãn cách xã hội kéo dài thì các kênh mạng xã hội, các sàn thương mại điện tử trở thành nơi giao dịch chính giữa người mua và người bán. Thực tế thì việc mua bán online vốn đã mạnh mẽ từ lâu nhờ sự phát triển của công nghệ.

Nhưng do các trung tâm thương mại và các siêu thị phải đóng cửa để hạn chế tối đa sự tiếp xúc gần giữa người với người thì các kênh bán online với sự đa dạng về hàng hóa đã trỗi dậy mạnh mẽ hơn bao giờ hết. Đặc biệt là chiến lược đẩy mạnh ngành hàng thực phẩm tươi sống của các sàn thương mại điện tử.

Không chỉ đa dạng về mặt hàng mà giá cả các sản phẩm còn rất cạnh tranh và hầu như không cao hơn quá nhiều so với việc mua tại cửa hàng. Thậm chí là có thể thấp hơn mà còn được giao tận nơi.

Sự dịch chuyển của những ưu tiên trong thói quen

Theo như thống kê của một tổ chức, những thay đổi trong thói quen chi tiêu của người tiêu dùng phản ánh sự dịch chuyển của những ưu tiên trong thói quen. Ví dụ như trước đây, hàng tháng chúng ta thường dành ra 1 khoản để mua sắm quần áo thì bây giờ các nhóm sản phẩm thiết yếu là ưu tiên số một.

Cân đối chi tiêu hợp lý hơn

Do ảnh hưởng của dịch bệnh nên thu nhập của hầu hết các gia đình đều bị giảm đi nhưng vẫn phải đảm bảo nhu yếu phẩm hàng ngày. Cho nên đến thời điểm hiện tại, người dùng vốn đã phải chi tiêu hợp lý thì nay càng phải cân đối kỹ càng và chi tiết hơn.

tiết kiệm

Tuy nhiên, theo dự đoán, đây không chỉ là thay đổi trong thời điểm này mà ngay cả với những giai đoạn sau, người tiêu dùng cũng sẽ giữ thói quen cân đối chi tiêu sát sao hơn để đề phòng những biến đổi bất ngờ của kinh tế, xã hội hay thậm chí có thể là cả chính trị.

Mọi lứa tuổi, giới tính đều sẽ chú trọng các sản phẩm chăm sóc sức khỏe hơn

kinh doanh online 2021 3

Thông thường những người ở độ tuổi lao động thường chỉ tập trung vào công việc. Tuy nhiên, dịch bệnh tác động rất lớn đến tư duy của tất cả mọi người về tầm quan trọng của sức khỏe cũng như việc sống xanh hơn để nâng cao chất lượng cuộc sống và sức khỏe để bảo vệ bản thân tốt hơn trước những tác động tiêu cực.

>>> Xem thêm: Các mặt hàng kinh doanh lợi nhuận cao tại thị trường Việt Nam

Hướng đi nào cho chủ kinh doanh?

Dịch bệnh đến cũng là lúc kéo theo hàng loạt những thay đổi lớn trong cuộc sống và cả trong chiến lược kinh doanh. Vậy, hướng đi nào là tốt nhất?

Thật khó để đưa ra được câu trả lời chính xác cho câu hỏi này. Tuy nhiên, dưới đây là một số ý kiến của chúng tôi.

Xu hướng chuyển đổi số

Xu hướng này có lẽ đã bắt đầu từ trước khi con người biết đến Covid. Nhưng sự hoành hành của dịch bệnh càng khiến chúng ta cần phải bắt kịp nhanh hơn nữa. Vậy nên tối ưu hoạt động kinh doanh online càng sớm thì hiệu quả kinh doanh sẽ càng được cải thiện.

Một lí do khác cũng quan trọng không kém đó là chuyển đổi số thực sự là cơ hội đặc biệt dành cho các chủ cửa hàng để mở rộng tệp khách hàng cũng như tăng doanh thu hiệu quả hơn từ hoạt động bán hàng đa kênh. Chúng ta cũng sẽ không cần tốn quá nhiều chi phí cho việc thuê mặt bằng hay xây dựng một cửa hàng mới.

Đây không chỉ là hướng đi thức thời và còn là hướng đi bền vững theo quan điểm của chúng tôi.

Làm mới trải nghiệm của khách hàng

Bán hàng online thay vì offline kéo theo việc trải nghiệm của khách hàng đối với sản phẩm cũng có nhiều sự thay đổi. Với các điểm bán offline, khách hàng sẽ được trực tiếp tiếp xúc với sản phẩm. Nhưng trong thời gian giãn cách xã hội kéo dài thì điều này hầu như là không thể do mọi dịch vụ đều phải đóng cửa.

Chính vì vậy mà khi bán hàng online đa kênh, chúng ta cũng cần tìm những giải pháp mới để nâng cao trải nghiệm của khách hàng. Song song với đó, khi kinh doanh online, một trong những điều mà người dùng quan tâm chính là việc giao hàng và cách chăm sóc, tư vấn phù hợp.

Bằng việc tiếp xúc với nhiều nền tảng kinh doanh, người tiêu dùng đang dần có xu hướng thay đổi nhu cầu và hành vi tiêu dùng của họ. Đặc biệt là trong việc yêu cầu cao hơn về trải nghiệm mua hàng.

Nếu ở kinh doanh cửa hàng, họ đề cao tính tiện lợi như bởi ảnh hưởng từ việc hạn chế tiếp xúc trong mùa dịch hay tối ưu việc tìm kiếm hàng hóa để rút ngắn thời gian mua hàng thì ở kinh doanh online, khách hàng quan tâm nhất chính là việc giao hàng và cách chăm sóc khách hàng, tư vấn phù hợp. Nghiên cứu về hành vi người tiêu dùng cho thấy, khách hàng thường có xu hướng ưu tiên những địa chỉ được đánh giá cao về chất lượng sản phẩm, chất lượng dịch vụ, hình ảnh đẹp và đặc biệt là giao hàng kịp thời.

Có thể bạn quan tâm:

>>> Hành vi mua sắm qua mạng xã hội của thế hệ Z

>>> Những lưu ý khi chạy quảng cáo mùa dịch Covid-19

>>> Cuộc đua giữa Shopee và Lazada mùa dịch Covid-19 tại Việt Nam