Nhắc đến việc kinh doanh, hẳn ai cũng nghĩ đến những người đầu tắp mặt tối với các kệ hàng hóa và các gói hàng. Tuy nhiên, nhìn nhận ở khía cạnh rộng hơn thì kinh doanh không chỉ là bán ra những sản phẩm hữu hình mà còn là bán ra những sản phẩm sáng tạo ra có thể đáp ứng được một nhu cầu nào đó của khách hàng nữa.

Khái niệm kinh doanh này đặc biệt phù hợp với những người tạo ra các khóa học trực tuyến để bán kiến thức chuyên môn và kinh nghiệm làm việc thực tế của họ. Theo định nghĩa này, những khóa học trực tuyến chính là những gói hàng kỹ thuật số chứa đựng những tip trick, bí quyết chuyên môn hay kinh nghiệm mất nhiều năm làm việc thực tế mới chiêm nghiệm ra được.

Những kinh nghiệm và kiến thức chuyên môn của bạn có thể là những điều mà nhiều người đang cần trau dồi và học hỏi. Những kiến thức chuyên môn đó vô cùng rộng có thể là từ việc chăm sóc cây cối, chỉnh sửa video, sự hiểu biết của bạn về các kênh truyền thông xã hội, hay các kỹ năng thủ thuật của bạn trong quá trình làm việc. Tạo muốn khóa học trực tuyến là việc bạn tổng hợp các kỹ năng, kiến thức bạn thu được trong quá trình làm việc đó (có thể mất cả mấy chục năm để có được) để giảng dạy và chia sẻ cho những người có nhu cầu để họ có thể tìm hiểu và học hỏi từ bạn.

Sự phát triển của công nghệ internet trên toàn thế giới đã cho phép bạn chỉ cần với một chiếc laptop có kết nối mạng, bạn đã có thể bắt đầu tuyển sinh cho các khóa học trực tuyến của mình trên khắp thế giới để giúp họ có thể tiếp cận những vốn kiến thức quý giá với chi phí rẻ hơn nhiều so với các lớp học truyền thống.

Đây chính là thời điểm vàng để bạn bắt đầu tạo một khóa học trực tuyến và trở thành một phần của phong trào dân chủ hóa giáo dục. Trong bài viết này, Omisell sẽ chia sẻ cho bạn 10 bước làm thế nào để tạo và bán được một khóa học trực tuyến.

Lợi ích từ việc mở một khóa học trực tuyến

Việc mở một khóa học trực tuyến thực sự không quá phức tạp và khó khăn như bạn tưởng. Việc tạo một khóa học online thậm chí còn tiết kiệm được cho bạn nhiều nguồn lực hơn cách dạy học truyền thống. Cụ thể:

Nếu bạn đã thấy thu hút với những lợi ích trên đây thì chúng ta bắt đầu tìm hiểu các bước để tạo một khóa học online từ một ý tưởng nhỏ cho đến khi hoàn thiện để tạo ra thu nhập cho bạn nhé!

1. Chọn chủ đề cho khóa học của bạn

Sự phát triển của mô hình học trực tuyến cùng các lợi ích khi tạo ra các khóa học online này sẽ dẫn đến một điều tất yếu đó là sự cạnh tranh giữa các khóa học trực tuyến trên thị trường.

Trên thị trường học online ngày này không thiếu các khóa học trực tuyến về mọi chủ đề từ học thuật tới các khóa học về sức khỏe – đời sống, hôn nhân gia đình, nuôi dạy con cái. Khi xem xét tìm chủ đề cho một khóa học trực tuyến bạn cần lựa chọn chủ đề phù hợp với cá nhân bạn về ngành bạn có hiểu biết chuyên môn sâu sắc, có uy tín và đam mê. Đặc biệt lưu ý là chủ đề của khóa học bạn cần đảm bảo có nhu cầu cao trên thị trường.

Dưới đây là một số dấu hiệu để bạn tìm ra các điểm phù hợp khi lựa chọn chủ đề cho khóa học của mình:

– Bạn đã làm nhiều năm hoặc nhiều thập kỷ trong ngành và có hiểu biết cao về lĩnh vực của mình

– Bạn đã tìm hiểu và trau dồi thêm kiến thức của mình về chủ đề đó trong một thời gian dài (nhiều năm)

– Bạn có thể đưa ra dự đoán đầy đủ thông tin về tương lai của ngành

– Bạn có kiến thức và kỹ năng trên mức trung bình về ngành này kèm kỹ năng truyền đạt thông tin cho người khác

– Bạn quen với các lỗi sai phổ biến mọi người hay gặp phải và có thể hướng dẫn người mới cách không gặp phải nó.

– Bạn có thể dễ dàng trả lời câu hỏi của một người mới bắt đầu

– Bạn có thành tích nổi bật hoặc bằng chứng xác thực cho thấy bạn là chuyên gia trong lĩnh vực này.

– Các bài viết chia sẻ kiến thức của bạn trên các diễn đàn hoặc mạng xã hội thu hút được một lượng lớn người quan tâm/chia sẻ

– Bạn được giới thiệu trên phương tiện truyền thông hoặc các báo chí chuyên ngành hoặc sách về lĩnh vực chuyên môn của bạn

– Bạn luôn có sự hứng khởi khi nhắc đến chuyên môn của mình và có thể truyền lửa khiến học viên cũng hào hứng với nó

– Bạn có mong muốn giúp mọi người có được kỹ năng và kiến ​​thức trong lĩnh vực của bạn.

– Bạn sẵn sàng bỏ ra nhiều công sức để cung cấp một khóa học tốt hơn so với các đối thủ cạnh tranh.

– Bạn thích thú với việc có thể tạo ra một chương trình giảng dạy xoay quanh kiến ​​thức và chuyên môn của mình.

– Bạn đang nỗ lực không ngừng để phát triển bản thân để trở thành chuyên gia trong lĩnh vực của mình.

– Chủ đề bạn nói đến trong khóa học thuộc ngành đang phát triển chứ không phải một ngành nghề đã phát triển ổn định.

– Chủ đề khóa học của bạn có lượng tìm kiếm cao trên các công cụ tìm kiếm như Google.

– Có các khóa học tương tự như chủ đề của bạn được phát triển bởi các đối thủ cạnh tranh.

– Khóa học của bạn dạy là các kiến thức và kỹ năng có nhu cầu cao trên thị trường.

– Bạn đã xác định được sự thiếu sót của các khóa học hiện có và bạn sẽ là người lấp đầy khoảng trống đó

Ngoài ra, bạn có thể không kiểm tra từng mục trong danh sách kiểm tra này để tìm ra chủ đề phù hợp, khi bạn có một số mức độ hiểu biết sâu sắc về ngành và chuyên môn, uy tín và niềm đam mê trong lĩnh vực chủ đề của bạn sẽ tạo ra sự khác biệt giúp khóa học của bạn nổi bật so hơn với đối thủ cạnh tranh và đem lại những cảm hứng giá trị cho các học viên tham gia khóa học của bạn.

Điều quan trọng khi lựa chọn chủ đề video là chủ đề bạn chọn có nhu cầu thực sự để sinh ra lợi nhuận hay không. Để biết được điều này bạn tiếp tục theo dõi bước 2 dưới đây.

2. Nghiên cứu khách hàng

Sau khi đã lựa chọn được chủ đề của khóa học, tiếp theo bạn cần tìm hiểu kỹ học viên tương lai của bạn là ai để lựa chọn cách xây dựng nội dung và cách truyền tải kiến thức cho phù hợp.

Một lỗi và một chuyên gia khi chia sẻ kiến thức của mình cho những người mới bắt đầu là họ thường mặc định cho rằng những “tân binh” đó đã có những kiến thức nền tảng như bạn rồi. Điều này sẽ khiến những người mới khi nghe câu chuyện bạn chia sẻ như lọt vào sương mù và dễ rơi vào trường hợp “ông nói gà, bà nói vịt”.

Để tránh điều này xảy ra, bạn cần tham khảo ý kiến từ những học viên tiềm năng, những người chưa có nền tảng kiến thức vững chắc như bạn để hiểu hơn về họ và điều này cũng giúp bạn điều chỉnh các nội dung trong khóa học của mình cho phù hợp.

Bạn cần biết được “nỗi đau của khách hàng” để có thể có giúp được các học viên tương lai của mình giải quyết được các vấn đề họ gặp phải, giúp họ cách thu thập và tổng hợp kiến thức họ còn thiếu mà họ đang vất vả tìm kiếm ở nơi khác hoặc đề xuất cách học nhanh chóng hoặc hiệu quả hơn so với các phương án đang có sẵn trên thị trường. Đó cũng là điểm khác biệt USP (Unique Selling Point) trong khóa học của bạn.

Để tìm hiểu xem những học viên tương lai của bạn mong muốn điều gì khi đăng ký học khóa học trực tuyến của bạn, bạn cần xem xét tới sự chuyển đổi mà học viên muốn có được sau khi học xong. Ví dụ như là thói quen luyện tập sau một khóa hướng dẫn thể thao hoặc cảm thấy sẵn sàng cho kỳ thi IELTS sắp tới,… đó là lý do bạn cần khảo sát những khách hàng tiềm năng của mình để biết được trong khóa học online của mình bạn cần cung cấp cho họ những gì để giúp họ đạt được kỳ vọng họ yêu cầu.

Sau đó bạn cần tìm hiểu xem làm cách nào có thể bán khóa học này cho họ. Bạn không thể tạo ra một khóa học phù hợp với mọi đối tượng được, do đó hãy xác định đối tượng “khách hàng mục tiêu” của bạn để có thể có thể lên được cách thức truyền đạt nội dung trong khóa học cũng như cách tiếp cận quảng cáo khóa học tới họ.

Biết được “khách hàng mục tiêu” của mình là ai bạn sẽ dễ dàng xác định được thông điệp chính xác để đưa vào tiêu đề khóa học và cách quảng bá chúng sao cho hiệu quả. Khi đã có chân dung khách hàng mục tiêu của bạn, bạn có thể áp dụng các cách nghiên cứu khách hàng dưới đây để tìm hiểu sâu hơn về hành vi của họ:

– Bạn hi vọng khóa học này của tôi có thể giúp bạn giải quyết những vấn đề gì?

– Những thử thách tôi có thể giúp bạn vượt qua là gì?

– Mục tiêu của bạn khi tham gia khóa học này là gì?

– Nếu bạn hoàn thành khóa học, bạn hy vọng sẽ nhận được kết quả gì?

Tạo những cuộc khảo sát ngắn như vậy sẽ giúp bạn định hình được khóa học online bạn cần tạo ra cần những nội dung gì để có thể thu hút được khách hàng cũng như tìm hiểu về mức học phí mà họ sẵn sàng chi trả cho một khóa học online là bao nhiêu. Bạn có thể tặng một khóa học miễn phí cho những người tham gia khảo sát như một món quà để thu thập được nhiều ý kiến hơn.

Việc thực hiện bước nghiên cứu khách hàng này sẽ giúp bạn tạo ra được một khóa học trực tuyến khác biệt và hoàn thiện hơn để tiếp cận đúng khách hàng tiềm năng và tăng khả năng chuyển đổi họ từ tiềm năng thành học viên chính thức.

3. Lựa chọn định dạng và cấu trúc cho khóa học của bạn

Cách bạn cấu trúc và cung cấp khóa học sẽ xác định cách bạn tiếp thị khóa học của mình cho người mua, lượng nội dung cần đưa vào chương trình học và số tiền bạn có thể bán khóa học của mình một cách hợp lý.

Có ba loại khóa học chính: khóa học ngắn hạn, khóa học nhiều ngày và lớp học chuyên sâu.

Khóa học ngắn hạn:

Một khóa học nhỏ thường cần một hoặc hai giờ để hoàn thành. Nó có thể thực hiện trên các phương tiện khác nhau — ví dụ: một loạt email hoặc một danh sách phát gồm 10 video ngắn. Các khóa học nhỏ thường được cung cấp với mức giá thấp, hoặc thậm chí có thể miễn phí, để phục vụ như một công cụ tiếp thị hoặc một mồi dẫn cho việc cung cấp khóa học chuyên sâu và giá trị hơn. Một khóa học nhỏ là một cách tuyệt vời để bắt đầu với tư cách là người tạo khóa học để thử nghiệm thị trường và tìm hiểu cách tạo một khóa học lớn hơn.

Khóa học nhiều ngày

Các khóa học nhiều ngày là mức độ học cấp trung, thường học viên sẽ mất vài ngày để hoàn thành. Chúng có thể bao gồm các video được ghi lại trước để chia nhỏ khóa học thành các cấp độ khác nhau và bao gồm các tài liệu bổ sung như tài liệu tham khảo và danh sách kiểm tra. Các khóa học này thường rơi vào khoảng giá từ 3 triệu đến 7 triệu đồng. Một khóa học kéo dài nhiều ngày là lý tưởng nếu bạn đã xác thực ý tưởng của mình thông qua một khóa học nhỏ. 

Lớp học chuyên sâu

Các lớp học chính có thể kéo dài từ vài tuần đến vài tháng và nhằm mục đích cung cấp cho người mua một hệ thống hoàn chỉnh để thành công. Các loại khóa học này thường được bán cho các chuyên gia và có mức giá dao động từ 10 đến 30 triệu đồng. Nếu đây là lần đầu tiên bạn tạo một khóa học, bạn thường không nên bắt đầu với một lớp học dạng này. Thay vào đó, hãy xây dựng kinh nghiệm tạo các khóa học nhỏ và khóa học nhiều ngày trước. 

Ở Việt Nam, bạn có thể tham khảo hình thức các khóa học chia theo 3 mức độ này ở bên Cửa sổ vàng – đơn vị cung cấp các khóa học online về nuôi dạy con. Bên họ có đầy đủ cả 3 cấp độ lớp học với từng nội dung riêng thuộc cùng chủ đề nuôi dạy con cái.

4. Kiểm tra nhu cầu thị trường

Trong kinh doanh, việc xác thực ý tưởng của bạn trước khi tung sản phẩm ra thế giới sẽ rất hữu ích. Trước khi quyết định chi tiền và thời gian để xây dựng một sản phẩm mà mọi người có thể không mua, hãy kiểm tra xem có thực sự nhu cầu thị trường hay không.

Một cách để làm điều này là xây dựng một sản phẩm vừa đủ tốt – một sản phẩm để bạn phát hành ra công chúng với chỉ đủ các tính năng để xác thực các giả định của bạn. Khi xem xét cách tạo một khóa học trực tuyến, hãy tạo một phiên bản sản phẩm tinh gọn cho khóa học của bạn, chẳng hạn như một khóa học ngắn hạn hoặc hội thảo trên web miễn phí để xác thực ý tưởng của bạn. 

Bạn có thể triển khai trước việc đăng ký học khóa học ngắn hạn qua email để xem được tỷ lệ chuyển đổi của khóa học thông qua tỷ lệ mở email và tỷ lệ đăng ký học. Nếu có người đăng ký khóa học của bạn thì đó chính là sự xác nhận cho nhu cầu thị trường của chủ để của bạn và tính khả thi cho một khóa học trực tuyến với nội dung chi tiết và đầy đủ hơn.

Tổ chức các hội thảo trên web miễn phí để cung cấp thông tin có giá trị trong khóa học sẽ giúp bạn nhận được các phản hồi từ chính khách hàng tiềm năng của bạn giúp bạn định hình được nội dung khóa học. Bạn cũng có thể mở bán trước khóa học với những ưu đãi về học phí hoặc quà tặng cho những người đăng ký sớm trong thời gian giới hạn. Nếu tỷ lệ chuyển đổi qua các hội thảo trên web này của bạn đạt khoảng 20% thì bạn có thể hoàn toàn tự tin về nhu cầu thị trường đối với chủ đề trong khóa học của bạn.

Đặc biệt hãy lưu trữ và ghi nhớ các đặc điểm của những học viên đăng ký qua 2 hình thức này để cân nhắc định hình các hoạt động quảng bá tiếp thị khóa học trong tương lai.

5. Mở bán trước khóa học

Bán trước một khóa học có nghĩa là bán khóa học của bạn trước khi bạn thực sự tạo ra nó. Mặc dù bạn cần thực sự hoàn thành việc tạo khóa học, nhưng đây là một chiến lược giúp giảm thiểu rủi ro cho bạn, tránh tạo ra một khóa học mà không ai muốn. Việc này còn giúp bạn điều chỉnh nội dung khóa học cho phù hợp với phản hồi sớm từ người mua và huy động tiền thông qua bán hàng trước để thực sự tài trợ cho việc tạo ra khóa học của bạn. Ngoài ra, khi có một vài học viên đăng ký sớm sẽ là động lực thúc đẩy để hoàn thành khóa học đúng thời hạn.

Bạn có thể tạo một landing page để giới thiệu về khóa học và cho phép học viên đăng ký tham gia trước khóa học với mức học phí ưu đãi. Trên landing page này cần có các thông tin về chủ đề và đề cương của khóa học giúp những người mua ban đầu có ý tưởng về chương trình học mà họ sẽ học.

Bên cạnh đó bạn cũng nên có một cột mốc đánh giá cho việc bán trước này ví dụ đạt mục tiêu ít nhất có 20 học viên đăng ký thì bạn sẽ bắt đầu thực sự tạo khóa học nếu con số thu về không đạt được con số này bạn nên xem xét nên tiếp tục thực hiện khóa học hay hoàn lại tiền cho học viên.

6. Phác thảo nội dung khóa học

Để đưa ra một nội dung khóa học phù hợp và cách chia nhỏ lượng thông tin đó như thế nào cho hợp lý đòi hỏi bạn cần đứng ở vai trò của học viên để xem xét.

Nếu như bạn đã là giảng viên và có sẵn giáo án cần dạy các phần như thế nào cho phù hợp thì việc này khá đơn giản với bạn. Tuy nhiên nếu khóa học bạn đang sắp tạo là một nội dung mới chưa có ai làm thì việc của bạn cần làm là hệ thống lại lượng kiến thức về chủ đề đó một cách khoa học giúp học viên có thể tiếp thu một cách dễ dàng.

Bạn có thể áp dụng phương pháp biểu đồ xương cá để phân tích ra các vấn đề chính và các nhánh con là các nội dung nhỏ cần có. Từ đó, bạn có thể chia nhỏ các học phần của mình thành một chuỗi các bài học cụ thể đi sâu vào chi tiết về một chủ đề nhất định và giúp học viên của bạn đạt được thành công.

Khi bạn đã có dàn ý rõ ràng chi tiết các chủ đề cho từng học phần và bài học, bạn nên có định hướng rõ ràng để bắt đầu xây dựng nội dung khóa học của mình, từng bài một. Mỗi bài học cần có các bước chi tiết, thông tin và bài tập để học sinh có thể hoàn thành. Trong mỗi bài học, hãy hướng tới mục tiêu học tập rõ ràng mà học viên mua khóa học sẽ hướng tới. 

Xác định các định dạng tài liệu học tập trong khóa học của bạn

Thông thường với một khóa học ngắn hạn thường sẽ chỉ giới hạn trong dạng tài liệu video hoặc các tài liệu văn bản và hình ảnh qua email. Nhưng với một khóa học chuyên sâu và có giá cao hơn, tốt nhất bạn nên sử dụng nhiều định dạng để thu hút học viên. Dưới đây là một số định dạng khóa học phổ biến và lợi ích của chúng:

Hãy xem các đối thủ cạnh tranh của bạn đang sử dụng các định dạng nào và cân nhắc hỏi các học viên tương lai về phương tiện khóa học nào mà họ thấy hấp dẫn nhất. 

7. Đặt mục tiêu bán hàng và định giá khóa học

Giá của khóa học của bạn sẽ khác nhau tùy thuộc vào loại khóa học bạn tạo: khóa học nhỏ miễn phí hoặc chi phí thấp, khóa học nhiều ngày có chi phí trung bình, trong khi lớp học chính thường có chi phí cao. Ngoài ra, giá khóa học còn được đánh giá dựa trên những yếu tố khác như:

Bên cạnh đó, đừng quên tham khảo các đối thủ của bạn trên thị trường về mức học phí họ đang đưa ra. Hãy đảm bảo mức học phí bạn đặt ra không quá thấp so với thị trường. Ngoài ra nếu có thể, việc cải tiến hoặc lấp đầy các lỗ hổng thiếu sót trong giáo trình giảng dạy của đối thủ còn có thể giúp bạn định giá khóa học của mình chênh cao hơn so với họ.

Cùng với việc nghiên cứu cụ thể về giá cả xung quanh khóa học của bạn, hãy đặt mục tiêu bán hàng cũng sẽ thông báo cách bạn định giá và tiếp thị khóa học của mình. Giả dụ bạn định mức khóa học của mình ở mức thấp thì bạn sẽ cần bán chúng cho nhiều người hơn tuy nhiên bạn có thể cung cấp các khóa học ngắn hạn của mình cho các đơn vị phân phối các khóa học online như Edumall hay Kyna hay Unica để bỏ qua bước tiếp thị sản phẩm của mình.

Đối với các khóa học giá trị cao hơn thì việc phân phối qua các đơn vị trên là điều không khả thi do mặt bằng giá học phí các khóa học online trên các kênh phân phối trên đều không quá cao. Khi bạn định giá khóa học của mình cao hơn thì bạn cần tự tay vào làm các bước tiếp thị khóa học để đảm bảo mức thu nhập đạt như mong muốn.

8. Chọn nơi lưu trữ khóa học trực tuyến

Nhìn chung có 3 loại hình lưu trữ khóa học trực tuyến bạn có thể lựa chọn là: các nền tảng lưu trữ khóa học độc lập, trên website của riêng bạn, trên trang các đơn vị chuyên cung cấp khóa học trực tuyến.

Các nền tảng lưu trữ khóa học độc lập:

Các nền tảng độc lập cung cấp cho bạn nhiều quyền kiểm soát đối với nội dung và dữ liệu khóa học của mình. Ví dụ về các nền tảng độc lập bao gồm Thinkific, Teachable, LearnWorlds, Teachery.

Tạo website của riêng bạn

Việc tạo một website của riêng bạn để lưu trữ cũng như có các thông tin quảng bá khóa học trên đó sẽ tốn nhiều chi phí hơn. Tuy nhiên ưu điểm của chúng là bạn có thể tích hợp nhiều công cụ marketing vào cùng một chỗ để sử dụng.

Đây là một số nhà cung cấp các nền tảng website như vậy:

Các đơn vị chuyên cung cấp khóa học trực tuyến:

Các đơn vị này cung cấp một nền tảng đi kèm với khán giả tích hợp có thể giúp hiển thị khóa học của bạn dễ dàng hơn so với việc bạn tự làm. Tuy nhiên, bạn thường có ít quyền kiểm soát hơn đối về giá cả và dữ liệu của mình. 

Tại Việt Nam bạn có thể tham khảo những đơn vị như Edumall, Kyna, Unica.

9. Xuất bản và quảng cáo cho khóa học của bạn

Sau khi hoàn thiện khóa học trực tuyến, việc tiếp theo bạn cần làm đó là quảng bá khóa học đó của bạn tới những học viên tiềm năng. Dưới đây là một số hoạt động quảng cáo, tiếp thị cho khóa học trực tuyến bạn có thể tham khảo:

10. Thu thập nhận xét, phản hồi từ học viên

Những lời nhận xét, phản hồi từ những học viên đã tham gia khóa học sẽ mang tính thuyết phục nhiều hơn. Hãy thu thập đánh giá và lời nhận xét của khách hàng – những người mua đã tham gia khóa học của bạn. Hỏi những khách hàng cung cấp những nhận xét, phản hồi rõ ràng xem họ có sẵn sàng cho phép đưa những lời những lời nói đó trong nội dung quảng bá của bạn hay không.

Hãy cụ thể hóa định hướng trả lời nhận xét, phản hồi của khách hàng về những gì bạn muốn trong feedback của họ. Thay vì chỉ yêu cầu giới thiệu về trải nghiệm tích cực của họ với khóa học, hãy hỏi những câu hỏi chi tiết hơn như “Bạn đã thấy doanh thu thay đổi như thế nào khi tham gia khóa học của tôi?” hoặc “Bạn cảm thấy việc ôn luyện IELTS như thế nào khi tham gia khóa học luyện thi của tôi so với trước đó?” Các chi tiết cụ thể về cách khóa học của bạn hữu ích ra sao sẽ có tính thuyết phục hơn những khái quát chung chung mơ hồ. Nếu có thể, hãy yêu cầu khách hàng thực hiện các nhận xét, phản hồi này bằng video thay vì những dòng chữ khô khan. 

Tất nhiên việc lấy phản hồi từ học viên không chỉ để lọc những phản hồi tốt để quảng bá cho khóa học. Từ các phản hồi từ học viên bạn có thể tìm thấy những góp ý quan trọng cho bài giảng giúp bạn hoàn thiện hơn sản phẩm khóa học trực tuyến của bạn theo thời gian và cung cấp cho học viên trải nghiệm học tập ngày một tốt hơn.

Có thể bạn quan tâm:

>>> Các mô hình kinh doanh dễ dàng áp dụng 4.0 với chi phí thấp

>>> Những mô hình kinh doanh mới phát triển trên thế giới 2022

>>> Các bước để bắt đầu việc kinh doanh buôn bán online